Tag

Bộ GD&ĐT giải trình với đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1

Giáo dục 26/10/2020 19:07
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020-2021.
Phương án chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều Sau Cánh Diều, Bộ GD&ĐT rà soát cả 5 bộ sách giáo khoa, bổ sung quy định về tổ chức thực nghiệm Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, nâng khống giá thiết bị y tế
Bộ GD&ĐT giải trình với đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1
Sách giáo khoa lớp 1 vẫn đang là vẫn đề "nóng", thu hút sự quan tâm của dư luận

Giá sách mới cao gấp đôi sách cũ

Tại báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, theo quy định tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, đây là lần đầu tiên thực hiện chủ trương một chương trình giáo dục phổ thông có một số SGK cho mỗi môn học; Xã hội hóa việc biên soạn SGK lớp 1. Thực hiện chủ trương này, ngay từ khi dự thảo chương trình được công bố, đã có nhiều nhà xuất bản triển khai biên soạn SGK. Các SGK khác nhau có cách thức thể hiện khác nhau về kênh chữ, kênh hình nhưng đều bảo đảm yêu cầu cần đạt của chương trình.

Để triển khai chương trình mới đối với lớp 1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt, cho phép sử dụng 46 SGK thuộc 5 bộ SGK lớp 1 của 3 nhà xuất bản. Việc có nhiều bộ SGK đã tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh lựa chọn và khắc phục tình trạng "độc quyền" SGK như trước đây (chỉ có 1 bộ SGK của 1 nhà xuất bản).

Vấn đề đặt ra hiện nay là giá của bộ SGK lớp 1 mới cao hơn khoảng 2 lần so với giá bộ SGK lớp 1 cũ (các bộ SGK lớp 1 mới có giá từ 179.000-194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000/cuốn; Bộ SGK lớp 1 cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn).

Theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu do nội dung SGK lớp 1 mới cụ thể hóa yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo chương trình mới đòi hỏi có ngữ liệu, nhất là các hình ảnh được sử dụng bảo đảm yêu cầu thể hiện rõ ràng, chi tiết các nội dung cần biểu đạt để giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tích cực trong dạy học. Điều đó khiến SGK lớp 1 mới có số trang nhiều hơn, khổ sách rộng hơn SGK lớp 1 cũ.

"Để thể hiện tốt hơn nội dung SGK, giúp học sinh tiếp nhận thông tin, kiến thức (nhất là đối với các hình ảnh cần màu sắc) đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực, SGK lớp 1 mới được in 4 màu (trong khi SGK lớp 1 cũ chỉ in 2 màu) nên đòi hỏi giấy in SGK phải tốt hơn (về độ trắng và định lượng giấy); mực in phải bảo đảm chất lượng", đại diện Bộ GD&ĐT cho biết.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, các bộ SGK lớp 1 mới được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, không được trợ cấp một phần chi phí (đối với thù lao tác giả và kinh phí tổ chức biên soạn, thực nghiệm) như SGK lớp 1 cũ. Bộ Tài chính đã thẩm định giá nhưng các cấu thành giá SGK (nguyên vật liệu, nhân công) vẫn phải bảo đảm các chi phí theo quy định và không có sự hỗ trợ nào từ ngân sách Nhà nước đối với các chi phí này. Điều này khiến giá thành SGK lớp 1 mới cao hơn so với giá thành SGK lớp 1 cũ.

Ngoài ra, theo quy định của Luật giá, SGK thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá. Tuy nhiên, xác định SGK là mặt hàng thiết yếu, có ảnh hướng đến nhiều gia đình, nhất là những hộ nghèo, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhằm tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với SGK. Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu trình Quốc hội quyết định việc đưa SGK vào danh mục hàng hóa bình ồn giá hoặc do Nhà nước định giá.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay, trước khi trình Quốc hội cho ý kiến, Bộ tiếp tục chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn SGK thực hiện tinh giản nội dung không cần thiết để giảm số trang SGK, tiết kiệm chi phí trong các khâu xuất bản, phân phối SGK (lớp 2, lớp 6 và các lớp tiếp theo) để giảm giá thành SGK.

Bộ GD&ĐT giải trình với đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1
Ảnh minh họa

Tại sao chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng hơn?

Cũng tại báo cáo này, Bộ GD&ĐT cho rằng, do dịch Covid-19 nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến, ít có thời gian tương tác, thực hành trước khi dạy học theo chương trình SGK mới.

Thực tế sau khoảng 2-3 tuần triển khai thực hiện SGK lớp 1 theo chương trình mới, một số giáo viên, phụ huynh học sinh và cử tri có phản ánh môn Tiếng Việt lớp 1 nặng (8 môn khác ít ý kiến phản ánh).

Bộ GD&ĐT cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình mới, với quan điểm học sinh đọc thông viết thạo sẽ học tốt hơn các môn học khác, đã cơ cấu thời gian đầu của cấp Tiểu học học sinh học Tiếng Việt nhiều hơn so với chương trình năm 2006.

"Bên cạnh đó, 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mới, với nhiều điểm mới, lại được triển khai thực hiện trong bối cảnh có những khó khăn do trước đó phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid- 19, nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến là chính, ít có thời gian tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình, SGK mới", Bộ GD&ĐT lý giải.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, bên cạnh một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc dạy môn học này, nhiều giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho biết tổng lượng âm, vần dạy cho học sinh vẫn như cũ, số tiết lại nhiều hơn (tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ), học giãn ra nên về bản chất là giảm tải, thuận lợi hơn cho giáo viên tổ chức dạy, nhất là đối với những học sinh tiếp thu khó khăn hơn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, SGK lớp 1 mới, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện một số giải pháp như: Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1; Tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình; Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường chỉ đạo, tổ chức tập huấn chuyên môn; Chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả SGK thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mới.

Đọc thêm

Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp Giáo dục

Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2025”. Sự kiện là cơ hội để sinh viên tìm việc làm, cọ sát thị trường và nhu cầu nhà tuyển dụng, còn doanh nghiệp tìm được người lao động phù hợp.
Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên Giáo dục

Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên

TTTĐ - Ngày 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt nam tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ Thạc sỹ, đại học hệ chính quy năm 2025.
Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics Giáo dục

Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics

TTTĐ - Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay Giáo dục

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay

TTTĐ - Sáng 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Regeneron ISEF 2025, diễn ra từ ngày 11 đến 16/5/2025 tại Columbus, Ohio, Hoa Kỳ, khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện Giáo dục

Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện

TTTĐ - Mỗi một ngôi trường đều có triết lý, phương châm và phương pháp giáo dục riêng nhưng tất cả đều được phát triển dựa trên niềm tin và sự đồng hành của các bậc phụ huynh. Trang bị môi trường toàn diện cho học sinh phát triển hết mọi kĩ năng và khả năng sáng tạo chính là cách để những ngôi trường gặt hái được những "mùa vàng" từ cánh đồng tri thức.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề Giáo dục

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề

TTTĐ - Nhấn mạnh đến việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gợi ý nghiên cứu triển khai mô hình "học kỳ doanh nghiệp" để người học có cơ hội trải nghiệm thực tế môi trường làm việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân

TTTĐ - Trong chuyến công tác tại tỉnh Nghệ An, chiều 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã đến thăm và trao tặng phòng thực hành giáo dục STEM cho Trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Sôi động ngày hội STEM - bứt phá cùng khoa học Giáo dục

Sôi động ngày hội STEM - bứt phá cùng khoa học

TTTĐ - Ngày 15/5, Trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức ngày hội STEM với chủ đề: "Bứt phá cùng khoa học", nhằm tôn vinh tinh thần học hỏi, khám phá và đổi mới không ngừng của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số.
Hiểu đúng về tỉ lệ “chọi” và nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 Giáo dục

Hiểu đúng về tỉ lệ “chọi” và nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10

TTTĐ - Tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 là kênh thông tin tham khảo cho phụ huynh, học sinh.
AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi Giáo dục

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi

TTTĐ - Không chỉ dừng lại ở các hình thức học tập truyền thống qua tài liệu, học nhóm hay tham gia câo lạc bộ, các bạn học sinh đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và phân tích tiến độ học tập, rút ngắn thời gian ôn tập.
Xem thêm