Tag

Cán bộ, nhà giáo, người lao động đồng hành sinh viên ngày trở lại trường

Giáo dục 19/02/2022 12:08
aa
TTTĐ - Sáng nay (ngày 19/2), hơn 1.000 cán bộ, nhà giáo, người lao động và sinh viên 6 khoa: Công tác Xã hội, Giáo dục Đặc biệt, Sinh học, Tâm lý - Giáo dục học, Triết học, Việt Nam học (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng tham gia tọa đàm “Cán bộ, nhà giáo, người lao động đồng hành sinh viên ngày trở lại trường”.
Trên 5.000 nhân viên công tác xã hội được đào tạo trong 10 năm qua Nữ sinh quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc Mường Người truyền cảm hứng cho thế hệ “SV 2000” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đảng viên tuổi 18 nỗ lực rèn luyện, cống hiến nhiều hơn Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển như thế nào với thí sinh diện đặc cách?

Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh sau hơn 7 tháng giãn cách, học tập online, thời gian tới (từ ngày 21/2) sinh viên sẽ quay trở lại học tập trực tiếp tại trường; Dịch COVID-19, thời gian nghỉ giãn cách dài đã tác động rất nhiều tới cuộc sống, học tập, sức khỏe, tâm lý… của sinh viên và cán bộ, nhà giáo, người lao động; Nhiều sinh viên có những lo lắng, bối rối, băn khoăn trước việc quay trở lại trường học trực tiếp, tâm thế xáo trộn và hoang mang, bất ổn.

Chính bởi vậy, cán bộ, nhà giáo, người lao động của các khoa, trung tâm, phòng ban trong nhà trường đã lên kế hoạch, phương án cụ thể để hỗ trợ sinh viên quay trở lại trường học được diễn ra tốt nhất trong tâm thế chủ động.

undefined
Tọa đàm “Cán bộ, nhà giáo, người lao động đồng hành sinh viên ngày trở lại trường”

Tọa đàm được tổ chức nhằm mục tiêu giúp hiểu rõ về những khó khăn, lo lắng, băn khoăn của nhà giáo, người lao động và sinh viên khi quay trở lại trường dạy, học trực tiếp; Có kế hoạch, giải pháp cụ thể để việc đón sinh viên trở lại học tập diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt; Có những giải pháp hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ, nhà giáo, người lao động và sinh viên khi gặp phải những vấn đề nảy sinh do dịch bệnh COVID-19 gây ra trong quá trình học tập, giảng dạy trực tiếp.

Bên cạnh đó, cán bộ công đoàn bộ phận chủ động lên kế hoạch hỗ trợ cán bộ, nhà giáo, người lao động trong đơn vị để đồng hành cùng sinh viên ngày trở lại trường kịp thời, hiệu quả.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các thầy cô, chuyên gia đến từ các khoa trong truòng. Ngoài những chia sẻ về công tác tổ chức đón sinh viên trở lại trường học an toàn, các chuyên gia và thầy cô còn giải đáp kịp thời những vướng mắc của sinh viên qua phần trao đổi "Sinh viên hỏi thầy cô trả lời".

Tại chương trình, các đại biểu tập trung thảo luận quanh những vấn đề: Bối cảnh, tác động của dịch bệnh COVID-19 với hệ thống giáo dục; Những lo lắng, khó khăn, mong muốn của sinh viên khi quay trở lại học tập trực tiếp; Những lo lắng, khó khăn và đề xuất của cán bộ, giáo viên khi làm việc, giảng dạy trực tiếp; Những vấn đề tâm lý có thể xuất hiện khi cán bộ, giáo viên, sinh viên quay trở lại trường giảng dạy và học tập trực tiếp...

undefined
Phần thuyết trình của PGS.TS Trần Thị Lệ Thu, khoa Tâm lý giáo dục

Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia còn đề xuất giải pháp hỗ trợ tâm lý cho giáo viên, sinh viên từ các bộ phận liên quan (nhà trường, khoa, giảng viên bộ môn, cố vấn học tập, giáo vụ, công tác học sinh - sinh viên, Đoàn Thanh niên...). Đồng thời, buổi tọa đàm cũng dành thời gian để hướng dẫn đảm bảo các nguyên tắc an toàn theo quy định của Bộ Y tế và sự vận dụng linh hoạt của các nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phát đi thông báo về một số lưu ý xử lí các tình huống phát sinh F0, F1 để các thầy cô và sinh viên sẵn sàng ứng phó với tình huống phát sinh trong việc dạy và học trực tiếp.

Trong buổi học trực tiếp đầu tiên của lớp học phần, giảng viên yêu cầu sinh viên ngồi tại vị trí xác định và duy trì trong các buổi học tiếp theo đến khi hết học phần. Sinh viên nghỉ ngơi tại chỗ giữa các tiết học và chỉ rời khỏi phòng học khi thật cần thiết. Giảng viên cần chụp ảnh toàn cảnh vị trí ngồi của sinh viên ở mỗi ca học để có căn cứ xác định F1 khi phát sinh ca F0 trong lớp.

Hết ca học, sinh viên di chuyển ra khỏi phòng học, trên các hành lang, cầu thang và trong thang máy một cách trật tự và đảm bảo quy định phòng chống dịch.

Khi sinh viên báo cáo tình trạng F0, F1 của bản thân, giảng viên lớp tín chỉ xử lí tình huống theo gợi ý: Nhắc nhở sinh viên báo với cán bộ quản lý sinh viên về việc mình thuộc diện F0, F1 để khoa có hướng hỗ trợ và cập nhật thông tin lên trường; Yêu cầu sinh viên nghỉ ngơi tại nơi cư trú, thực hiện nghiêm các quy định đối với F0, F1 và chỉ trở lại học tập trực tiếp khi đáp ứng đủ các quy định về y tế.

Sinh viên cần bình tĩnh, suy nghĩ lạc quan và hành động tích cực, nhanh chóng vượt qua giai đoạn cách ly để sớm đủ điều kiện trở lại trường học trực tiếp.

undefined
Phần trình bày tại tọa đàm của TS Giáp Bình Nga

Nếu sinh viên diện F0, F1 có triệu chứng nhẹ và có điều kiện, nguyện vọng học tập trực tuyến để theo kịp chương trình thì giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập qua hệ thống LMS (đọc tài liệu, xem video, thực hiện nhiệm vụ học tập, làm bài kiểm tra...). Căn cứ minh chứng kết quả bài kiểm tra, sản phẩm học tập trên hệ thống LMS, giảng viên đánh giá chuyên cần, ý thức, thái độ học tập, qua đó xem xét sinh viên có đủ điều kiện thi hết học phần hay không.

Khi có giảng viên thuộc diện F0, F1, không thể thực hiện giảng dạy trực tiếp trên giảng đường, Ban Chủ nhiêm khoa (quản lí đào tạo môn chuyên ngành) và trưởng nhóm giảng viên dạy môn chung (quản lí đào tạo môn chung) thảo luận với các giảng viên và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy: Bố trí giảng viên khác dạy thay trực tiếp trên giảng đường; Nếu không bố trí được giảng viên dạy thay thì hướng dẫn sinh viên học trực tuyến trên hệ thống LMS.

Nhóm giảng viên dạy cùng một học phần cần bổ sung video bài giảng mỗi tuần; Nếu chưa có thì có thể ghi lại video bài giảng trên giảng đường của giảng viên cùng học phần ở lớp tín chỉ khác.

Bằng sự chuẩn bị chu đáo, lường trước được mọi tình huống, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang thực hiện những phương án tối ưu để giảng viên và sinh viên tiếp tục hoạt động dạy và học, thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh, đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong mùa dịch.

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025 Giáo dục

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã số của từng phương thức.
Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi Giáo dục

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

TTTĐ - Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Giáo dục

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

TTTĐ - Miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục, dân lập. Đây là đề xuất vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5 Giáo dục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

TTTĐ - Những học sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 nhưng không trúng tuyển thẳng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trường tới 11h ngày 23/5/2025.
Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh Giáo dục

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

TTTĐ - Hôm nay 22/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Giáo dục

Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Ngày 21/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026.
Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè Giáo dục

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè năm nay.
Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật Giáo dục

Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trong kỷ nguyên biến đổi nhanh chóng của thế giới, nơi những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên hay rào cản văn hóa, ngôn ngữ trong hội nhập quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu về đội ngũ trí thức liên ngành, có năng lực toàn cầu và tinh thần hành động vì cộng đồng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại Nhịp sống phương Nam

Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại

TTTĐ - Trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường, sự đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp và chọn nghề là vấn đề cần thiết, phải thay đổi để tránh tình trạng: Doanh nghiệp thì thiếu nhân lực chất lượng cao, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Phải hiện thực hóa đề án xây dựng Khu Đại học Nam Cao Giáo dục

Phải hiện thực hóa đề án xây dựng Khu Đại học Nam Cao

Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế dự án xây dựng Khu Đại học Nam Cao tại tỉnh Hà Nam và làm việc với UBND tỉnh về triển khai dự án này.
Xem thêm