Doanh nghiệp khẩn thiết muốn đối thoại với Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Có khiến doanh nghiệp đang “khốn” lại thêm “khó”? Tập đoàn GFS thúc đẩy môi trường xanh và giải quyết nhu cầu nhà ở cho lao động Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường |
Ngày 23/11 vừa qua, 15 hiệp hội, đại diện cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác nhau đã gửi thư khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Văn phòng Chính phủ tổ chức một cuộc họp đối thoại để họ có thể nêu các ý kiến chi tiết, giúp hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Mục đích đối thoại là tìm ra tiếng nói chung để dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có tính khả thi cao, hội nhập với các cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giúp bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
Đây là lần thứ 5, các hiệp hội gửi đề nghị này tới Chính phủ và các cơ quan có liên quan kể từ ngày 20/10, lần gần nhất là ngày 9/11.
Các hiệp hội cho biết, trong dự thảo mới nhất mà Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ để xem xét ban hành, ngoài một số vấn đề đã được tiếp thu song vẫn còn nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết. Nếu dự thảo được thông qua sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống của Nhân dân và hoạt động của các doanh nghiệp, khiến các hiệp hội vô cùng lo lắng và quan ngại.
![]() |
Dự thảo nghị định cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải” |
Do đó, trước đó, các hiệp hội, hội doanh nghiệp đã có thư kiến nghị ngày 8/11 đề nghị Thủ tướng xem xét góp ý của các hiệp hội và đề nghị Văn phòng Chính phủ tổ chức đối thoại để làm rõ và giải quyết những quan ngại này.
Tại thư kiến nghị (ngày 8/11), các hiệp hội đã tha thiết đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan xem xét nội dung dự thảo theo nguyên tắc nghị định hướng dẫn chi tiết không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác và mong Văn phòng Chính phủ tổ chức một buổi đối thoại để làm rõ và giải quyết các vướng mắc, quan ngại của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo các hiệp hội, dự thảo mới nhất trình Chính phủ, ban soạn thảo đã sửa một số điểm, nhưng vẫn còn đến 6 vướng mắc, quan ngại nan giải của nhiều ngành hàng được tổng hợp từ cộng đồng doanh nghiệp.
Cụ thể, các hiệp hội cho rằng, dự thảo nghị định cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm; Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư, kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời, các hiệp hội cũng cho rằng, dự thảo nghị định cần bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR Việt Nam do không có đề cập hay quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, không có cơ sở pháp lý.
Cùng với đó, dự thảo cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải”; Điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam và lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025.
Ngày 18/11, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu chuyển số 2238/PC-VPCP chuyển các kiến nghị này đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường xem xét để hoàn thiện dự thảo, nhưng cho đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
"Các hiệp hội, hội doanh nghiệp luôn ủng hộ và cam kết việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để không chỉ hội nhập tốt hơn, môi trường sống tốt hơn mà còn là điều kiện sinh tồn cho các thế hệ tương lai", thư của các hiệp hội nêu.
Do đó, các hiệp hội ngành hàng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều góp ý trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo trong suốt thời gian qua nhưng cũng không khỏi lo lắng về những hệ lụy nếu dự thảo này được thông qua nhưng không cân nhắc tới các ý kiến mà các hiệp hội ngành hàng đã phản ánh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

EVNNPC cảnh báo khẩn trang web giả mạo lừa đảo khách hàng

Khơi dậy khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp gây ấn tượng tại triển lãm theo Nghị quyết 68

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68
