Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, TP Hải Dương
Thông qua Nghị quyết sắp xếp xã phường và hợp nhất với Hải Phòng Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Hải Dương: Tìm nhà đầu tư cho dự án khu dân cư nghìn tỷ |
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, thành phố của Hải Dương gồm: Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Hà, Nam Sách, TP Hải Dương và TP Chí Linh với chiều dài 52,7km. Hải Dương cũng là tỉnh có tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua dài nhất so với các địa phương còn lại.
Cụ thể, tuyến đường Vành đai 5 vùng Thủ đô qua Hải Dương bắt đầu từ vị trí vượt sông Luộc (nối tiếp địa phận tỉnh Thái Bình) đi trùng đường trục Bắc - Nam tỉnh Hải Dương đến đường tỉnh 392, rồi chạy song song với quốc lộ 38B.
![]() |
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua tỉnh Hải Dương sẽ được xây dựng theo quy mô đường cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường 33m |
Tại huyện Tứ Kỳ, tuyến giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gần khu công nghiệp Hưng Đạo. Từ đây, tuyến đi tránh TP Hải Dương về phía đông và đi trùng với đường Vành đai 2 đã quy hoạch của TP Hải Dương.
Hết đường Vành đai 2, tuyến đi theo hướng bắc giao với Quốc lộ 5 tại phía tây cầu Lai Vu. Sau đó, đi song song Quốc lộ 37 về phía đông và nhập vào đi trùng đường ô tô cao tốc Nội Bài - Hạ Long (quy hoạch) đoạn Côn Sơn - Kiếp Bạc khoảng 11,8km đến nút giao quốc lộ 37 và tiếp tục đi theo hướng bắc song song với Quốc lộ 37 về phía Tây sang tỉnh Bắc Giang.
Theo phương án đề xuất đầu tư, đoạn tuyến qua Hải Dương sẽ được xây dựng theo quy mô đường cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường 33m. 9km trùng với đường trục Bắc - Nam của tỉnh sẽ được nâng cấp, mở rộng đủ quy mô nền đường 33 m. Các đoạn còn lại xây mới theo quy mô đồng bộ.
Đoạn tuyến qua Hải Dương dự kiến sẽ có 4 nút giao tại các vị trí giao cắt: Km 135 (giao đường tỉnh 396B, cầu Hiệp), Km153 (giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), Km167 (giao quốc lộ 5) và Km187 (giao đường ô tô cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Trên tuyến đường còn có các cầu lớn vượt sông Luộc, sông Cửu An, Bắc Hưng Hải, Thái Bình và sông Kinh Thầy, chiều dài cầu từ 254m đến hơn 1.500m.
Sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án trên địa bàn Hải Dương khoảng 23.390 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.150 tỷ đồng, xây lắp và chi phí khác 18.400 tỷ đồng, dự phòng 1.840 tỷ đồng.
Do nguồn lực của tỉnh không đủ, tỉnh Hải Dương đề nghị Trung ương được giao làm chủ đầu tư đoạn tuyến này, đồng thời kiến nghị hỗ trợ vốn xây lắp, ngân sách địa phương sẽ đảm nhận phần giải phóng mặt bằng.
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội là tuyến giao thông chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014, Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050. Đây không chỉ là tuyến cao tốc quốc gia quan trọng mà còn đóng vai trò là “mạch máu” kết nối 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
Toàn tuyến được quy hoạch với tổng chiều dài khoảng 331km, quy mô đường ô tô cao tốc 4 - 6 làn xe. Theo kế hoạch, đến năm 2030, toàn tuyến sẽ được xây dựng với quy mô tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc và quốc lộ. Sau năm 2030, toàn tuyến tiếp tục thực hiện theo quy mô quy hoạch.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ

Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập

Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Ngày 2/5, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày 1/5

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Xúc động đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại ga Đà Nẵng trưa 30/4
