Tag

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Nông thôn mới 15/11/2018 08:20
aa
TTTĐ - Với mong muốn hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, tránh tình trạng được mùa rớt giá, Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp đẩy mạnh Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhờ đó, Hà Nội đã duy trì được 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Mô hình nuôi lợn sinh học của Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ

Bài liên quan

Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa Hà Nội và Lâm Đồng

Hà Nội tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới hoàn thành mục tiêu 2018

Đoàn cơ quan báo chí đi thực tế viết bài về nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, thời gian vừa qua, Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn đã phát huy vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng, duy trì 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. Đáng chú ý, giá tiêu thụ nông sản an toàn, nông sản hữu cơ trong Chương trình kết nối cao hơn so với giá bán nông sản đại trà khác từ 10 đến 30% tùy loại.

Một trong những địa phương đi đầu và thu được hiệu quả cao khi thực hiện Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn chính là xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội). Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian qua, Hội Nông dân xã Thụy Hương đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình trồng rau an toàn. Nhờ vậy, giá trị kinh tế trên một héc ta canh tác ở địa phương này đã đạt 275 triệu đồng/năm. Đáng nói, thông qua Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, trên địa bàn xã Thụy Hương đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ và 40 hộ gia đình tham gia mô hình nuôi lợn sinh học.

Bên cạnh những hiệu quả của Chương trình mang lại thì khâu kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương vẫn gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể, lượng nông sản an toàn tiêu thụ thông qua liên kết ở Hà Nội đạt 15%, dù cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng vẫn ở mức thấp.

Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ, chia sẻ: Chăn nuôi an toàn sinh học đòi hỏi nông dân không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, mà thời gian cũng thường kéo dài hơn chăn nuôi truyền thống từ 2 đến 3 tháng. Trong khi đó, có thời điểm giá sản phẩm chăn nuôi thấp, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học cũng phải hạ giá sâu mới bán được hàng hóa, ngoài ra nông sản an toàn của địa phương bị cạnh tranh khốc liệt với nhiều sản phẩm chăn nuôi đại trà khác. Do vậy khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm nhiều khi gặp phải khó khăn.

Nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình sản xuất, nông dân cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, hợp tác xã, không để tình trạng khi giá nông sản lên cao thì đưa hàng hóa ra ngoài bán cho thương lái và ngược lại, khi giá sản phẩm xuống thấp mới bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã...

Để chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ nông sản an toàn, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Lê Trọng Khuê cho biết: Thời gian tới, Hội sẽ thường xuyên tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm trong quá trình vận động nông dân tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn cho Hội Nông dân các cấp. Mặt khác, các đơn vị liên quan cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn.

Nói về vai trò của doanh nghiệp và hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: Doanh nghiệp và hợp tác xã đóng vai trò then chốt trong khâu tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân. Do đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố hỗ trợ thành phần kinh tế này đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết lợi ích giữa các khâu trong chuỗi liên kết. Ngoài ra, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bài liên quan

Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau – quả hữu cơ

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ tại Long Biên.

Triển khai chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bò BBB

Sắp triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ lợn hương tại huyện Thạch Thất, Hà Nội

Đọc thêm

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định Nông thôn mới

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

TTTĐ - Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024.
Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025 Nông thôn mới

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tỉnh Quảng Nam chính thức khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp đặc trưng năm 2025, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ.
Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 15/5, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, kiểu mẫu năm 2024 và Lá cờ đầu Cụm thi đua số 2 năm 2024.
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị

TTTĐ - Sáng 10/5, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Thanh Mỹ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Xem thêm