Tag

Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An

Tin tức 21/11/2020 07:41
aa
TTTĐ - Tối 20/11, tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An (1370-2020), nhà giáo kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người con ưu tú của Thăng Long - Hà Nội.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm danh nhân Chu Văn An Hà Nội: Nhiều hoạt động kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân văn hóa Chu Văn An

Dự buổi lễ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khóa XVI; Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội dâng hương
Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại Nhà Thái học - Di tích quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy; Thường trực HĐND, UBND thành phố Hà Nội; Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội; Đại biểu đại diện nhân sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô; Đại biểu một số trường học mang tên Chu Văn An và đại biểu đại diện dòng họ Chu ở Thanh Trì.

Dự sự kiện còn có ông Michael Croft, Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; Các vị Đại sứ, Đại biện và đại diện các tổ chức quốc tế tại thành phố Hà Nội...

Đại biểu dự buổi lễ
Đại biểu dự buổi lễ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định: Trong hành trình xây đắp nền văn hóa dân tộc, các danh nhân, các nhân vật văn hoá luôn để lại những dấu ấn lịch sử quan trọng, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, thầy giáo Chu Văn An đã trở thành hình tượng gắn liền với truyền thống hiếu học và sự nỗ lực vươn lên trên con đường học vấn của người Việt Nam. Đức hạnh và uy tín của ông ảnh hưởng sâu rộng, các thế hệ sau tôn ông là Người thầy muôn đời.

Cùng với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đại thi hào Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Chu Văn An là người Việt Nam thứ tư được UNESCO vinh danh. Di sản đặc biệt mà ông để lại cho đời sau là nhân cách Chu Văn An, khí phách của kẻ sĩ Thăng Long. Triết lý giáo dục của ông cho đến ngày nay vẫn còn giá trị, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ

“Sự kiện UNESCO tôn vinh thầy giáo Chu Văn An là nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ với thành phố Hà Nội - quê hương của danh nhân mà còn đối với cả nước ta; Khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những giá trị văn hóa, giáo dục của Việt Nam, góp phần quảng bá cho các mục tiêu bình đẳng trong giáo dục và tinh thần học tập suốt đời mà UNESCO thúc đẩy”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An chính là dịp để Nhân dân Thủ đô và Nhân dân cả nước tri ân và tôn vinh người thầy giáo tiêu biểu của Việt Nam. Gương sáng thầy Chu Văn An sẽ luôn chiếu rọi rạng ngời trong tâm thức con người Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, cùng Thăng Long - Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế và xu thế phát triển của thời đại.

Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 650 năm Ngày mất Danh nhân Chu Văn An

Chia sẻ tại Lễ kỷ niệm, ông Michael Croft, Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: Sức sáng tạo của chúng ta được khơi nguồn từ lịch sử. Chúng ta hãy cùng nhau tìm đến với nguồn cảm hứng từ chính di sản về công lý, về sự bình đẳng và về cộng đồng của danh nhân Chu Văn An, đã và đang được tiếp nối ngay tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo. Noi gương Danh nhân, thầy giáo Chu Văn An, chúng ta hãy coi giáo dục là một sự nghiệp suốt đời quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của bản thân, của gia đình, của cộng đồng và của toàn dân tộc.

Tại Lễ kỷ niệm, đại diện hậu duệ của Danh nhân và học trò của trường THPT Chu Văn An đã phát biểu bày tỏ lòng tôn kính với người thầy giáo lỗi lạc của muôn đời, hướng tâm cảm kích với những giá trị cao đẹp về cốt cách và tâm hồn mà thầy giáo Chu Văn An đã để lại cho hậu thế.

Chu Văn An là người làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông nổi tiếng với kiến thức sâu rộng, lòng dạ ngay thẳng và đạo đức thanh cao, được người người nể trọng.

Là một trong những nhà giáo đầu tiên trong lịch sử nước nhà mở trường dạy học, thầy giáo Chu Văn An đã dành cả cuộc đời thực hiện triệt để tư tưởng giáo dục cho tất cả mọi người với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội.

Từ lớp học của ông, nhiều học trò thành tài, trở thành trụ cột cho đất nước. Căn cứ vào đạo đức và học nghiệp, ông được triều đình mời giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, trông coi việc học của cả nước và trực tiếp kèm cặp cho Thái tử.

Ông nổi tiếng với hành động dâng "Thất trảm sớ", xin Vua Trần Dụ Tông trừng trị bảy gian thần làm lũng đoạn triều chính. Can gián bất thành, ông treo ấn từ quan, về vùng núi Chí Linh (tỉnh Hải Dương) tiếp tục sự nghiệp trồng người.

Năm 1370, thầy giáo Chu Văn An qua đời và được phối thờ ở Văn Miếu. Đây là sự tôn vinh bậc nhất mà một triều đại quân chủ dành cho một học giả - thầy giáo.

Đọc thêm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Xem thêm