Tag

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Văn hóa 05/05/2025 17:00
aa
Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 1

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) đã được trang hoàng rực rỡ, sẵn sàng đón tiếp hàng ngàn đại biểu, hàng vạn tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước đến chiêm bái, hành hương trong mùa Phật đản năm nay.

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 2
Trong khuôn khổ đại lễ Vesak, BTC đã thực hiện một con đường Phật giáo với nhiều tiểu cảnh được trang trí trên xuồng ba lá bên trong học viện Phật giáo Việt Nam.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 3
Con đường nằm khuất sau các gian hàng nên nhiều Phật tử vẫn chưa biết đến.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 4
Tiểu cảnh Phật thành đạo trên dòng kênh yên ả.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 5
Tiểu cảnh thể hiện hình tượng Bồ tát Thích Quảng Đức. Dự kiến, lễ chiêm bái xá lợi của Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3 Tháng 2, Quận 10, TPHCM) sẽ diễn ra từ 14 giờ ngày 6/5 đến hết ngày 10/5 (nhằm mùng 9 đến 13 tháng Tư năm Ất Tỵ).
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 6
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 7
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 8
Tháp Đại Giác (Mahabodhi Temple), được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Ngôi đền này đã tồn tại qua hàng thiên niên kỷ và là biểu tượng quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên, phát hiện mới đây còn tiết lộ rằng bên dưới khu phức hợp này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khai quật.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 9
Vườn Lộc uyển (tiểu cảnh) cách thành phố Varanasi 8 cây số, được cho là nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, bài kinh Chuyển pháp luân.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 10
Tiểu cảnh nơi đức Phật nhập niết bàn được tái hiện. Theo các ghi chép, ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 11
Cây Bồ đề, một trong những biểu tượng của Phật giáo được thực hiện cách điệu khéo léo.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 12
Tiểu cảnh chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng từ thập niên 1960 là chốn thiền môn, điểm tựa tinh thần của tín đồ Phật tử miền Nam. Ngày nay, ngôi chùa với kiến trúc Phật giáo tiêu biểu đã trở thành điểm đến hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng khó quên cho du khách khi đến thăm TPHCM.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 13
Tiểu cảnh chùa Thiên Mụ (Huế). Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 và được xem là biểu tượng văn hóa và tôn giáo của thành phố Huế. Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Trung Việt Nam, không chỉ thu hút du khách đến để ngắm cảnh đẹp mà còn là nơi linh thiêng để tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 14
Tiểu cảnh nhà Rông ở Tây Nguyên, nơi Phật giáo đã và đang hòa nhập vào đời sống cộng đồng các dân tộc.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 15
Tiểu cảnh chùa Dơi. Chùa Dơi có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup, người Kinh và người Hoa đọc từ Mahatup thành “Mã Tộc” nên chùa còn có tên là Chùa Mã Tộc. Theo thư tịch cổ của chùa còn lưu giữ được, chùa Dơi được khởi dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ, lợp lá dừa nước. Trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1960, ngôi chính điện được trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 16
Một góc ráng chiều lãng mạn trên con đường Phật giáo.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 17
Dọc tuyến kênh có 19 tiểu cảnh được thực hiện hơn một tháng.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 18
Nhóm tác giả thực hiện tiểu cảnh đang thường trực tại khu vực con đường Phật giáo.

Đọc thêm

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Xem thêm