Tag

Khám phá văn hóa, lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Du lịch 14/10/2023 06:52
aa
TTTĐ - Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của khu di tích đã làm cho nơi đây trở thành biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt.
Tu bổ, tôn tạo di tích đình Giáp Nhất: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội gửi công văn hỏa tốc đề nghị kiểm tra Phú Quốc kiến tạo bản sắc riêng với trải nghiệm du lịch văn hóa đặc sắc Phát huy sáng kiến, tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng của người lao động

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa, đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng hiền tài của dân tộc.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Quần thể di tích tọa lạc tại số 58 phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội)

Quần thể di tích tọa lạc tại số 58 phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội), được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích khoảng 54.331m2 bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu.

Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú.

Ngày nay, Phán Thủy đình tuy không còn nhưng trên gò vẫn còn hai tấm bia đá ghi lại vẻ đẹp của hồ Văn và quá trình trả lại hồ Văn cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ cực kỳ kiên cố, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Các bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tại đây, lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục, điêu khắc Việt Nam.

Vì những giá trị quý giá đó, bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới năm 2011 và được xếp vào bảo vật quốc gia năm 2015.

Có 82 tấm bia tiến sĩ được chia đều làm hai bên, mỗi bên 41 tấm bia đối xứng nhau qua giếng Thiên Quang Tỉnh là những hiện vật quý giá nhất của khu di tích. 82 bia đá tương ứng với 82 khoa thi (tính từ năm 1484 đến 1780).

Đây là những tấm bia đầu tiên của Việt Nam ghi danh các vị đỗ đại khoa trong mỗi kỳ thi. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật, được thực hiện bởi bàn tay, khối óc của những người thợ tài hoa trong suốt thời gian gần 300 năm.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội.

Cùng với đó là Khuê Văn Các. Được xây dựng năm 1805, công trình có bệ chân cột hình vuông tượng trưng cho trái đất, tháp cao hai tầng lộ ra mặt trời, tượng trưng cho bầu trời, lối đi qua Gác Khuê Văn tượng trưng cho gió, trong khi hồ nước trước Khuê Văn Các biểu tượng cho nước.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ năm 2012, kể từ khi Luật Thủ đô ra đời, Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Những điều này đã cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện để trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cùng với đó, đến nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học.

Cũng tại đây, vào mỗi dịp Tết nguyên đán hay trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử thường đến xin chữ đầu xuân của các ông đồ và cầu may trong thi cử, học hành...

Khám phá văn hóa và lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến thăm Thủ đô Hà Nội

Và trong mỗi hành trình tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nơi đây còn được vinh dự giới thiệu với các nguyên thủ quốc gia mỗi khi tới thăm Việt Nam.

Đọc thêm

Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu Du lịch

Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu

TTTĐ - Trong 3 ngày thi đấu, Giải diều nghệ thuật tại TP Vũng Tàu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đã cống hiến nhiều con diều có hình ảnh ấn tượng, thiết kế nhiều màu sắc... thu hút hàng nghìn du khách đến chiêm ngưỡng.
Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc Du lịch

Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc

TTTĐ - Tối 3/5, tại nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại lễ kỷ niệm.
Yên Bái hướng đến phát triển du lịch bền vững Du lịch

Yên Bái hướng đến phát triển du lịch bền vững

TTTĐ - Năm 2025, ngành Du lịch Yên Bái phấn đấu đón và phục vụ 2.000.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 300.000 lượt, doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Du lịch Yên Bái đã có những bước đi chiến lược, bài bản, hướng đến
Rừng dừa Bảy Mẫu hút khách tham quan dịp lễ 30/4 - 1/5 Du lịch

Rừng dừa Bảy Mẫu hút khách tham quan dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, đông đảo du khách gần xa đã đến với di tích Rừng dừa Bảy Mẫu để tham quan, chèo thúng bất chấp nắng nóng.
Sắp hết lễ, biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người tắm Du lịch

Sắp hết lễ, biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người tắm

TTTĐ - Trong khi nhiều địa phương đã bắt đầu thưa vắng khi gần kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thì tại biển Sầm Sơn, du khách vẫn tiếp tục đổ về đông nghịt.
Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ Du lịch

Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh thông tin, trong 2 ngày (30/4 - 1/5), tổng thu du lịch ước đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024.
Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 Du lịch

Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Theo UBND Thị xã Sa Pa (Lào Cai), chỉ trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tổng khách du lịch đến Sa Pa đã đạt 57.575 lượt. Trong đó, khách quốc tế 7.357 lượt, còn lại là du khách nội địa...
Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa Du lịch

Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa

TTTĐ - Suối cá thần ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa) trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách Thể thao trong nước

Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách

TTTĐ - Tối 1/5, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khai mạc 3 sự kiện: Liên hoan diều nghệ thuật; giải đua thuyền buồm quốc tế và giải lân sư rồng mở rộng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách "thưởng ngoạn" thích thú các môn thể thao xen giữa bãi biển xinh đẹp.
Du lịch -động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Quảng Ninh Nhịp điệu cuộc sống

Du lịch -động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Quảng Ninh

TTTĐ - Du lịch được tỉnh Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của tỉnh. Trong tương lai, Quảng Ninh được định hướng trở thành một trong những trung tâm du lịch phát triển hàng đầu của cả nước, đóng vai trò cửa ngõ hợp tác, kết nối du lịch với khu vực và quốc tế của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn…
Xem thêm