Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân
Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân "Đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh |
Chiều 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Thảo luận tại tổ Hà Nội, nhiều đại biểu quan tâm tới Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
![]() |
Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ |
Các ý kiến đại biểu đều khẳng định tính cấp thiết của việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Trong đó, nhấn mạnh tới tính thời điểm, thời cơ trong việc ban hành Luật trong bối phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng phát triển đất nước.
Trong đó nhiều đại biểu quan tâm cụ thể hoá chủ trương các nhóm cơ chế để phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong khoa học công nghệ; phát huy lợi thế, ưu thế của các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo cú hích đổi mới khoa học công nghệ...
Chú ý ưu đãi cho cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ
Theo đại biểu Lê Quân (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội), Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo là dự luật rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta vừa ban hành Nghị quyết 68 - một nghị quyết đặc biệt về khu vực kinh tế tư nhân, nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ trong giai đoạn tới.
Phân tích rõ hơn, đại biểu cho hay, nguy cơ chiến tranh thương mại cho thấy bản chất là sự chuyển dịch sản xuất sang các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ có giá trị gia tăng cao, dựa vào đổi mới sáng tạo. Nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính.
“Vì vậy, tôi cho rằng luật này là đặc biệt quan trọng, là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư”- đại biểu nhấn mạnh.
![]() |
Đại biểu Lê Quân thảo luận tại tổ |
Góp ý với quy định phân chia lợi nhuận sau thuế, tối thiểu 30% cho nhà khoa học và các cá nhân liên quan đến quá trình chuyển giao, đại biểu cho rằng, đây là quy định mới, tạo cơ chế đột phá, khuyến khích nhà khoa học coi nguồn lực khoa học, công nghệ như một khoản đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đánh giá, dự thảo luật nổi bật với việc nhấn mạnh vai trò đổi mới sáng tạo bên cạnh khoa học, công nghệ; với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, cơ chế thử nghiệm công nghệ, và nhiều khái niệm, quan niệm mới như thử nghiệm có kiểm soát, hệ thống sáng tạo, chấp nhận rủi ro. Đây là những điểm tiến bộ.
Để tránh vướng mắc khi triển khai, đại biểu kiến nghị một số nội dung, trong đó cần chú ý đến ưu đãi cho cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ.
"Dự thảo quy định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, phát triển công nghệ; ưu tiên bổ nhiệm, tuyển dụng, xếp vị trí việc làm, thu nhập, thuế thu nhập cá nhân, lao động, nhà ở, xuất nhập cảnh, cư trú, giấy phép lao động và cấp học bổng cho nghiên cứu viên sau tiến sĩ, nghiên cứu sinh, học viên, thạc sĩ nghiên cứu từ ngân sách nhà nước.
Đây là điểm mới, mở ra cơ hội thu hút nghiên cứu sinh, đặc biệt khi trước đây thiếu học bổng khiến nhiều sinh viên sau tốt nghiệp phải làm việc khác. Tuy nhiên, cần viết lại rõ ràng hơn, đúng chuẩn mực và rà soát để áp dụng cho các trường đại học tự chủ, tránh xung đột với quy định tài chính"- đại biểu đề xuất
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu thảo luận tại tổ |
Về nhân lực, dự thảo luật đã đề cập thu hút nhân tài, tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Lan cần bổ sung cơ chế đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia đầu ngành. Theo đại biểu, nếu không đầu tư, đội ngũ này sẽ mai một, mất tính kế thừa. Vì vậy cần có chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ này.
Tạo động lực để khoa học xã hội, nhân văn bứt phá
Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá và Xã hội của Quốc hội), đánh giá cao dự thảo khi đưa khoa học xã hội và nhân văn vào, xác định đây là bộ phận đồng hành trong hệ thống khoa học, công nghệ quốc gia, đóng vai trò cung cấp luận cứ xây dựng văn hóa con người Việt Nam. Đây là định hướng đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, kết hợp hài hòa khoa học tự nhiên, công nghệ và xã hội, nhân văn.
Tuy nhiên, so với tầm vóc và nhiệm vụ của khoa học xã hội, nhân văn, dự thảo còn chung chung, chưa đủ mạnh mẽ và cụ thể. Các quy định về tài trợ, lĩnh vực ưu tiên, cơ chế hỗ trợ còn mờ nhạt, chưa tạo động lực để khoa học xã hội, nhân văn bứt phá, đóng góp cho đổi mới và phát triển đất nước.
Đại biểu đề xuất quy định xây dựng chương trình quốc gia về khoa học xã hội và nhân văn, tương tự chương trình trọng điểm về khoa học tự nhiên, công nghệ, để triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, thể hiện sự coi trọng lĩnh vực này. Cùng đó, thúc đẩy nghiên cứu liên ngành giữa khoa học tự nhiên, kỹ thuật và xã hội, nhân văn, yêu cầu các dự án đổi mới sáng tạo có sự tham gia của nhà khoa học xã hội, nhân văn, đảm bảo tiến bộ công nghệ mang tính nhân văn, lấy con người làm trung tâm.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại tổ |
Chung quan điểm, đại biểu Lê Quân cho rằng, việc bổ sung nội dung về khoa học cơ bản, bao gồm khoa học xã hội và nhân văn, nhấn mạnh đầu tư cho lĩnh vực này là điểm tiến bộ, bởi khoa học cơ bản, đặc biệt khoa học xã hội nhân văn, là nền tảng bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, tạo sức mạnh cho quốc gia. Tuy nhiên, khoa học xã hội, nhân văn khác với các lĩnh vực khác, cần chủ trương rõ ràng rằng Nhà nước đảm bảo kinh phí nghiên cứu” - đại biểu nhấn mạnh và đề nghị dự thảo mạnh dạn khẳng định ưu tiên đầu tư và đảm bảo kinh phí cơ bản cho nghiên cứu khoa học cơ bản, vì đây là nền tảng cho các phát triển khác.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ băn khoăn với các cơ chế như quỹ mạo hiểm, quỹ khoa học, chấp nhận rủi ro.
Theo đại biểu, dự thảo chưa rõ cách đánh giá rủi ro và sản phẩm nghiên cứu. Sản phẩm khoa học là trí tuệ, khó nhìn thấy, nên cần cơ chế đánh giá cụ thể để tránh lạm dụng, như nhận kinh phí nhưng báo cáo không đạt kết quả mà không chịu trách nhiệm. Trong nghiên cứu khoa học, dù không đạt mục tiêu, luôn có kết quả, như chứng minh sai lầm để người khác tránh. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung trách nhiệm đánh giá của hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học để đảm bảo tính chuyên sâu.
![]() |
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai điều hành thảo luận tổ |
Theo đại biểu Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo là luật gốc, "khai phóng" trí tuệ, thúc đẩy hợp tác đa ngành giữa học thuật, doanh nghiệp, Nhà nước; lấy con người làm trung tâm, hội nhập toàn cầu, khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sáng tạo.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu làm rõ trách nhiệm phổ biến tri thức khoa học, công nghệ cho toàn dân, quy định khung để Chính phủ hướng dẫn.
Về cơ chế tài chính, cần đổi mới mạnh mẽ từ lập dự toán, phân bổ đến thanh quyết toán, phù hợp đặc thù chương trình khoa học, tránh chỉ áp dụng Luật Ngân sách; bổ sung quy định về công nghệ chiến lược, như công nghệ bán dẫn, với quy định rõ để Chính phủ hướng dẫn chi tiết...
Theo Tờ trình Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được trình trước Quốc hội sáng 6/5, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo gồm 8 chương và 83 điều (tăng 2 điều so với Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 do bổ sung nội dung đổi mới sáng tạo. Trong đó, dự thảo Luật giao quyền tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu và đánh giá hiệu quả cuối cùng của nghiên cứu; xây dựng chính sách cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và có quyền tự quyết đối với kết quả nghiên cứu, với tài sản hình thành từ nghiên cứu. Người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hoá, được phép tham gia thành lập và điều hành doanh nghiệp... |
Tin liên quan
Đọc thêm

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
