Tag

Kinh tế Việt Nam năm 2021 ước tăng trưởng 2,58%

Thị trường - Tài chính 29/12/2021 10:41
aa
TTTĐ - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
World Bank hỗ trợ Việt Nam 221,5 triệu USD phục hồi kinh tế sau COVID-19 Nhìn lại một năm đầy biến động bởi dịch COVID-19 Ngân hàng UOB: Kinh tế Việt Nam lấy lại tốc độ tăng trưởng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố sáng 29/12, GDP quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; Khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; Tích lũy tài sản tăng 3,37%; Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%). Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; Khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực.

Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; Ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; Ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Kinh tế Việt Nam năm 2021 ước tăng trưởng 2,58%
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 ước tính tăng 2,58%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm.

Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; Ngành thông tin và truyền thông tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; Khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.

Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; Tích lũy tài sản tăng 3,96%; Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020).

Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020).

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.

Đọc thêm

Ngăn chặn việc thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Ngăn chặn việc thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường vàng

TTTĐ - Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đại diện một số doanh nghiệp, chuyên gia.
Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
“Gỡ tội” cho “ông đấu thầu” Thị trường - Tài chính

“Gỡ tội” cho “ông đấu thầu”

TTTĐ - Quốc hội vừa thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (1 luật sửa 7 luật).
Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn” Thị trường - Tài chính

Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn”

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để kiểm soát được cung - cầu vàng trên thị trường và để giá vàng “không nhảy điên loạn” như trong thời gian qua...
Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng

TTTĐ - Hai mặt hàng xăng cùng đi xuống, trong khi giá dầu tiếp tục đi lên kể từ 15 giờ ngày hôm nay (22/5).
Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT Thị trường - Tài chính

Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT

TTTĐ - Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, do đó Chính phủ cần tính toán lại các khoản thu, chi để đảm bảo cân đối ngân sách.
Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng Thị trường - Tài chính

Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng

TTTĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Xem thêm