Tag

Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168

Nhịp sống trẻ 23/04/2025 13:14
aa
TTTĐ - Dù Nghị định 168/2023/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nâng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm giao thông như đi sai làn, dừng đỗ sai quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… thế nhưng thực tế nhiều người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm.
Cục CSGT phía Nam tuyên truyền giúp người dân nắm vững Nghị định 168 Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tai nạn giao thông giảm sâu

Vi phạm vẫn nhiều

Ghi nhận tại nhiều tuyến phố như Trường Chinh, Nguyễn Hoàng, Chùa Bộc, Kim Mã – Nguyễn Thái Học (Hà Nội)..., tình trạng dừng đỗ xe ô tô sai quy định, xe máy đi ngược chiều, leo lên vỉa hè vẫn diễn ra phổ biến. Đặc biệt tại các khu vực gần trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, xe máy, xe ba gác, ô tô cá nhân vẫn thản nhiên chiếm dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe, bất chấp biển cấm.

Nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

“Có biển cấm dừng, cấm đỗ nhưng nhiều xe vẫn đỗ hàng dài trên vỉa hè. Nhiều khi người dân đi bộ phải xuống lòng đường, điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ”, chị Nguyễn Thị Thu, người dân sống tại phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội nói.

Không chỉ vậy, hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, dựng hàng rong, bày bán đồ ăn uống… vẫn diễn ra công khai tại các tuyến phố như Hàng Mã, Xuân Thủy, Khâm Thiên. Người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn giao thông.

Cứ hễ tắc đường, một bộ phận người dân thiếu ý thức lại leo lên vỉa hè để đi cho nhanh (ghi nhận tại phố Nguyễn Thái Học)
Cứ tắc đường, một bộ phận người dân thiếu ý thức lại leo lên vỉa hè để đi cho nhanh (ghi nhận tại phố Nguyễn Thái Học)

Trong khi đó, hành vi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định của học sinh, sinh viên, đặc biệt vào giờ tan trường vẫn diễn ra mỗi ngày.

Thậm chí tại một số nút giao có camera giám sát, người vi phạm (hầu hết là đi xem máy) vẫn điềm nhiên như thể “không có ai nhìn thấy”. Hành vi tạt đầu xe, vượt đèn vàng, không nhường đường cho người đi bộ cũng xuất hiện dày đặc, khiến nhiều tuyến phố trở nên hỗn loạn, mất an toàn.

Chưa bị phạt, chưa sợ?

Theo Nghị định 168/2023/NĐ-CP, nhiều mức xử phạt đã được điều chỉnh tăng đáng kể để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, mức xử phạt đã được nâng cao hơn. Theo đó, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt là từ 4-6 triệu đồng, so với trước đây chỉ là 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h mức phạt quy định cũ chỉ 4-5 triệu đồng, trong khi nghị định hiện nay là 6-8 triệu đồng; điều khiển xe lạng lách, đánh võng tăng mức phạt từ 6-8 triệu đồng trước đây lên 8-10 triệu đồng theo Nghị định 168.

Các biển báo tuyên truyền phổ biến pháp luật được treo tại các ngã tư, tuyến giao thông lớn
Các biển báo tuyên truyền phổ biến pháp luật được treo tại các ngã tư, tuyến giao thông lớn

Tuy nhiên, theo ghi nhận, cơ quan chức năng dù xử lý nhiều nhưng cũng không xuể. Qua các chốt giao thông, tình trạng vi phạm lại tái diễn. “Mức phạt có tăng nhưng không có lực lượng giao thông đứng thì vẫn đâu vào đấy, bởi đó là do ý thức của nhiều người dân. Phạt nguội có nhưng chưa tới tay người dân nên vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày”, anh Phạm Quốc Anh, một tài xế xe công nghệ nói.

Không thể phủ nhận một bộ phận người tham gia giao thông vẫn còn tâm lý đối phó, chạy theo thói quen “tiện đâu đi đấy”, thiếu ý thức tôn trọng quy định, đặc biệt trong việc đỗ xe, lấn vỉa hè hay đi sai làn. “Nhiều người cứ lấy lý do nhà có việc gấp để phóng lên vỉa hè hay nhà gần nên quên mang mũ bảo hiểm. Thời điểm đầu tôi rất mừng khi mọi người chấp hành nghiêm chỉnh nhưng dần dần mọi thứ lại có dấu hiệu quay trở lại”, ông Trần Văn Nam (Giảng Võ, Ba Đình) cho biết.

Trên thực tế, Hà Nội đã và đang mở rộng hệ thống camera phạt nguội, đặc biệt tại các nút giao trọng điểm như Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, Xã Đàn – Đại Cồ Việt… Tuy nhiên, bên cạnh việc đồng bộ các phương tiện phát hiện lỗi, phạt nguội các phương tiện tham gia giao thông, cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp để nâng cao ý thức người dân.

Hiện trạng xe máy kẹp 3, chở quá số người theo quy định khiến nhiều người dân bức xúc (ghi nhận tại đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy)
Hiện trạng xe máy kẹp 3, chở quá số người theo quy định khiến nhiều người dân bức xúc (ghi nhận tại đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy)

Song song đó, việc đưa giáo dục giao thông vào trường học, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp cần được coi là biện pháp mang tính bền vững. Những buổi sinh hoạt chuyên đề, các chiến dịch truyền thông đa nền tảng, nội dung số thân thiện với giới trẻ cũng có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa, thay đổi từ nhận thức đến hành vi.

“Không chỉ phạt cho sợ, mà phải giáo dục để tự giác. Muốn có một đô thị văn minh, văn hóa giao thông phải bắt đầu từ mỗi cá nhân”, cô Lê Thu Hà, giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt (Long Biên) chia sẻ.

Nghị định 168 là một bước tiến về pháp lý nhưng để đạt hiệu quả thực tế, không thể chỉ “đánh vào ví tiền” mà cần sự đồng lòng, từ chính quyền, lực lượng thực thi, truyền thông cho đến từng người dân, để mỗi hành vi nhỏ trên đường phố đều hướng tới trật tự, an toàn và văn hóa. Bởi giao thông không chỉ là chuyện di chuyển, mà là bộ mặt của một thành phố.

Đọc thêm

Ôn thi thời 4.0: Học cùng công nghệ, kết nối không giới hạn Nhịp sống trẻ

Ôn thi thời 4.0: Học cùng công nghệ, kết nối không giới hạn

TTTĐ - Gen Z – thế hệ sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên số, đang định hình lại cách thức học tập, đặc biệt là trong giai đoạn ôn thi. Không còn bó hẹp trong sách vở truyền thống, học sinh, sinh viên gen Z giờ đây tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ, từ các lớp học livestream trên YouTube, TikTok đến xu hướng "học cùng nhau" với "người lạ" trên Discord hay "Study with me", Chat GPT tạo nên một không gian học tập linh hoạt, đa chiều và đầy tính kết nối.
Start-up trẻ và kỳ vọng về phát triển kinh tế tư nhân Camera 360 trẻ

Start-up trẻ và kỳ vọng về phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tinh thần khởi nghiệp đang thổi bùng khát vọng làm giàu chính đáng trong lớp trẻ, lực lượng được kỳ vọng trở thành động lực mới cho nền kinh tế tư nhân phát triển. Từ nông thôn đến thành thị, từ ứng dụng công nghệ đến bảo tồn giá trị truyền thống, những start-up trẻ đang miệt mài thử nghiệm, sáng tạo và khẳng định vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên số.
Tuổi trẻ Quảng Ngãi tiễn biệt Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Quảng Ngãi tiễn biệt Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Không khí trang nghiêm và trầm mặc bao trùm lên xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Cùng với lễ Quốc tang được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi đây đang trở thành điểm hội tụ của biết bao tấm lòng thành kính, tiếc thương của người dân đối với vị lãnh đạo giản dị, hiền hậu, gắn bó sâu nặng với quê hương.
Chàng công nhân 9X và những sáng kiến "vàng" Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng công nhân 9X và những sáng kiến "vàng"

TTTĐ - Với hàng loạt sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi sáng kiến cho Công ty TNHH Nidec Chaun Choung Việt Nam, công nhân trẻ 9X Phí Đình Công đã trở thành tấm gương sáng, xứng đáng với danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025. Anh là minh chứng cho tinh thần sáng tạo và đam mê cống hiến trong lao động sản xuất.
Tuổi trẻ Quảng Ngãi hướng về biển đảo quê hương Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Quảng Ngãi hướng về biển đảo quê hương

TTTĐ - Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vừa phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức chương trình “Hành trình Tuổi trẻ Quảng Ngãi vì biển, đảo quê hương” năm 2025 tại TP Đà Nẵng. Sự kiện ý nghĩa này có sự tham gia của hơn 30 cán bộ Đoàn chủ chốt từ các cấp bộ Đoàn trong tỉnh.
Tuổi trẻ Hải Dương thi đua học tập và làm theo lời Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Hải Dương thi đua học tập và làm theo lời Bác

TTTĐ - Học tập và làm theo lời Bác, nhiều cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Hải Dương nỗ lực rèn luyện, vượt qua khó khăn, thử thách, trở thành những bông hoa rực rỡ trong vườn Bác.
Sinh viên biến ý tưởng “điên rồ” thành sản phẩm Camera 360 trẻ

Sinh viên biến ý tưởng “điên rồ” thành sản phẩm

TTTĐ - Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị với những định hướng chiến lược về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đang mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển đất nước mà còn là lời hiệu triệu gửi gắm niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước.
Kết nối hơn 5.000 sinh viên với doanh nghiệp tìm cơ hội việc làm Camera 360 trẻ

Kết nối hơn 5.000 sinh viên với doanh nghiệp tìm cơ hội việc làm

TTTĐ - Với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và hơ 5.000 sinh viên “Ngày hội việc làm VYA - 2025” do Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức mang lại cơ hội cho bạn trẻ tiếp cận nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm. Đây cũng là dịp xây dựng những mối quan hệ hợp tác mới giữa các đơn vị.
Học viện Cảnh sát nhân dân tiên phong kiến tạo giảng đường số Nhịp sống trẻ

Học viện Cảnh sát nhân dân tiên phong kiến tạo giảng đường số

TTTĐ - Ngày 22/5, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo” năm học 2024 - 2025.
Lễ hội Thiếu nhi 2025 hướng đến tôn vinh giá trị gia đình Nhịp sống phương Nam

Lễ hội Thiếu nhi 2025 hướng đến tôn vinh giá trị gia đình

TTTĐ - Chiều 22/5, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Thiếu nhi (Kids Fest) lần thứ 3 năm 2025, hứa hẹn mang đến không gian văn hóa, giải trí bổ ích cho các em nhỏ và gia đình nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Xem thêm