Tag

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

Tin tức 20/05/2024 10:52
aa
TTTĐ - Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chương trình nghị sự 26,5 ngày; xem xét, quyết định hơn 40 nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7 Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 7 Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Dự phiên khai mạc các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trần Thanh Mẫn; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Phiên khai mạc còn có sự tham dự của các đồng chí nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, TP...

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Các đại biểu dự phiên khai mạc

Công tác lập pháp chiếm gần 2/3 thời gian kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong đó, về công tác lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết: Tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay; trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc kỳ họp

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và Nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để bảo đảm chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua. Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng; tính hợp lý, khả thi của các quy định để làm cơ sở cho các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới"- Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu.

Về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác, đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phân tích khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn; qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách Nhà nước.

Đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất cao

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Quang cảnh kỳ họp

Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội; lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024; tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với việc xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác, các vị đại biểu Quốc hội cần quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Về giám sát tối cao, đồng chí Trần Thanh Mẫn cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025...

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

Về công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh và đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, khối lượng công việc của kỳ họp thứ 7 là rất lớn. Để kỳ họp đạt kết quả tốt nhất, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Đọc thêm

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp Tin tức

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI Tin tức

Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội biểu quyết thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I Thời sự

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I

Chiều 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên Tin tức

Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên

TTTĐ - Chiều 20/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm Tin tức

Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

TTTĐ - Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ mô hình chính quyền 2 cấp Tin tức

Chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã nắm chắc, hiểu sâu nội dung hướng dẫn của Đảng ủy HĐND TP, chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy cùng cấp chuẩn bị các phương án tổng thể, đồng bộ để thực hiện theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.
Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND sau sắp xếp xã, phường Tin tức

Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND sau sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Sáng 20/5, tại hội nghị giao ban Thường trực HĐND TP với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã triển khai Hướng dẫn số 01-HD/ĐU của Đảng ủy HĐND TP về định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội.
Công an xã có thể được khởi tố vụ án hình sự Tin tức

Công an xã có thể được khởi tố vụ án hình sự

TTTĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề xuất Trưởng Công an cấp xã có thể được khởi tố điều tra vụ án có mức phạt tù 7 năm.
Đề xuất tăng mức phạt tù với một số tội về môi trường, an toàn thực phẩm Thời sự

Đề xuất tăng mức phạt tù với một số tội về môi trường, an toàn thực phẩm

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ tại dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), một số tội danh về môi trường, an toàn thực phẩm, ma túy nâng mức hình phạt tù để bảo đảm tính răn đe.
Chính phủ trình Quốc hội bỏ án tử hình đối với 8 tội danh Tin tức

Chính phủ trình Quốc hội bỏ án tử hình đối với 8 tội danh

TTTĐ - Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem thêm