Tag

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Người Hà Nội 27/03/2025 07:06
aa
TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Cho mùa xuân thêm nồng thắm… Mùa xuân - mùa nở bừng hi vọng Những điểm hẹn ẩm thực mùa xuân

Mùa muôn hoa khoe sắc

Với những người yêu Hà Nội nếu như mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm thì tháng ba là lúc của muôn hoa khoe sắc, mùa của xuân chín trong hương thơm nồng nàn của đất trời. Đây là lúc những cành đào còn tiếc nhựa xuân, bung nốt ra những cánh hoa cuối cùng, kéo dài hơn niềm vui thưởng thức loài hoa đặc trưng của năm mới.

Mùa xuân chín Hà Nội mời gọi những tình yêu Thủ đô về hòa cùng nhịp đập
Mùa xuân chín Hà Nội mời gọi những tình yêu Thủ đô về hòa cùng nhịp đập

Có lẽ chỉ với riêng Hà Nội người ta mới có thú vui rất khác biệt là chơi đào, lê, mận… khi ra Tết và hầu như suốt cả mấy tháng mùa xuân. Loài hoa thân gỗ cứng cỏi nhưng những cánh hoa mềm mại, trắng trong, hồng rực toát lên sức sống của mùa xuân vô cùng diệu kì. Cắm một bình “cành củi khô” để rồi sự chờ đợi được đền đáp khi cả một góc nhà lộng lẫy một sắc hoa.

Không chỉ là thưởng thức cái đẹp, những màu sắc rực rỡ của muôn loài hoa còn mang đến cho chúng ta một niềm tin về năm mới sẽ có nhiều may mắn, đủ đầy. Bởi vậy mà ai cũng muốn mang cả khu vườn xuân vào trong nhà mình.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Tháng ba cũng là lúc một “lời hẹn” hàng năm lại quay trở về. Đó là lúc người yêu hoa sưa lại nhao nhác hỏi nhau: Hoa đã nở chưa, nơi nào có cây hoa nở đẹp? Kiếm một quán cà phê gần gốc cây sưa để ngồi hàn huyên chuyện cũ đi…

Với thế hệ 8X, 9X tình yêu hoa sưa Hà Nội dường như đã ngấm vào máu. Biết bao sáng mùa xuân trốn học đạp xe lang thang trong mưa bụi khắp núi Nùng, Bách Thảo, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, công viên Lê Nin… để ngắm mê mải những cây hoa trắng xóa một góc trời. Biết bao cái nắm tay, lời tỏ tình ý nhị đã ghim vào kí ức dưới tán hoa sưa bay bay…

“Hoa sưa giờ đã nở. Người xưa giờ nơi đâu…” câu thơ bỏ lửng năm nào cũng đọc lại cùng một nỗi nhớ quá vãng mong manh mơ hồ như sương khói mỗi mùa hoa trắng về lại nhoi nhói khẽ trong tim. Biết thời gian đã trôi qua không thể trở lại mà đâu đó vẫn những ánh mắt tiếc nuối, những tiếng thở dài thật nhẹ.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Nếu như “mốt” hoa phong linh, hoa bún và nhiều loài hoa mới “được lòng” giới trẻ thì phần đa người Hà Nội mùa này vẫn thích hoa thược dược, hoa cúc thúy và đặc biệt là hoa bưởi. Loại hoa được cả hương lẫn sắc này vẫn là sở thích bền vững và đi cùng năm tháng.

Sáng sáng chiều chiều, các bà, các chị từ ngoại thành hay những vùng ven Hà Nội chở theo từng xe hoa vào nội thành. Rồi hoa được chia ra các thúng, các mẹt tỏa đi khắp đường to, ngõ nhỏ, chợ xa chợ gần.

Một phần hoa để các cửa hàng trang trí đồ lễ. Những tháp hoa quả, khay hoa điểm nào hoa cau, hoa sen, hoa bưởi qua bàn tay khéo léo của người Hà Nội trở thành những tác phẩm khiến ai cũng phải xuýt xoa, trầm trồ.

Tại các đền, chùa ở Hà Nội, người bán hàng khéo léo xếp hoa bưởi cùng với trầu, cau… Chị Hải Yến (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết năm nay đi chùa Hương mâm lễ nào chị cũng bày thêm hoa bưởi.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

“Đi lễ đầu năm là gửi gắm vào đó biết bao mong muốn, ý nguyện, vì thế, mang lễ vật vừa đẹp, vừa thơm dâng lên các bậc thần linh là vừa bày tỏ được lòng thành vừa cảm nhận được lời nguyện cầu sẽ sớm thành hiện thực”, chị Hải Yến tâm niệm.

Đối với người phụ nữ Hà Nội thì sự khéo léo và sáng tạo là vô hạn. Mùa hoa bưởi về, rất nhiều người nghĩ ngay ra việc mua về nhà cắm để xua đi cái mùi nồm ẩm lưu cữu trong nhà vào những tháng cuối xuân.

Dù vậy, hoa bưởi lại rất nhanh tàn. Để trên cây thì lâu nhưng cắm vào lọ bất quá cũng chỉ được hai, ba ngày là rụng. “Thưởng thức mùi hương xong hoa rụng thì mang ướp mía, trang trí lên bánh trôi, đặt vào đĩa sắn luộc… Mùi hương nhẹ nhàng thanh tao nhè nhẹ len vào khứu giác khi chúng ta ăn khúc mía, xâu miếng bánh trôi. Thực sự rất thú vị”, chị Thu Lê (ở quận Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ.

Ngày bên nhau thắm thiết

Mùa xuân chùng chình qua ngõ, qua nhà cũng là lúc chúng ta muốn sống nhiều hơn với những hoạt động cộng đồng. Thời tiết mát dịu khiến cho ai cũng muốn đổ ra đường. Không phải là những ngày rét tê tái của mùa đông, không phải những ngày nắng cháy da của mùa hè chỉ muốn chui vào căn phòng ấm áp hay mát lạnh điều hòa, người ta tranh thủ ngày mùa xuân để vận động, tích trữ năng lượng, rèn luyện sức khỏe và củng cố thêm các mối quan hệ.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Đúng như người xưa nói “Xuân du phương thảo địa”, mùa xuân là lúc để chúng ta đi đến những nơi có hoa thơm cỏ lạ, thưởng thức vẻ đẹp của đất trời. Ngoài những chuyến đi chơi xa, các nhóm bạn trẻ và cả bạn trung trung tuổi, bạn… không còn trẻ cũng rủ nhau vài chuyến đi chơi trong ngày, vòng quanh nhiều điểm du lịch, thắng cảnh ở ngoại thành Hà Nội.

“Đây là dịp bạn bè được gặp gỡ, chuyện trò, tạo thêm nhiều kỉ niệm với nhau. Cuộc sống bận rộn, công việc nhiều lên, những cuộc hẹn hò dần ít và ngắn lại. Vì thế, tranh thủ đi lễ, đi chơi đầu năm cũng là để chúng tôi chuẩn bị lại bắt tay vào một năm với nhiều dự định mới”, chị Minh Cúc (ở quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Còn chị Ái Linh (ở quận Gia Lâm, Hà Nội) thì cho biết mình có một nhóm bạn chơi với nhau từ hồi học tiểu học đến giờ. Hơn 40 năm trôi qua, mỗi người một số phận, một hoàn cảnh khác nhau. Có người thì giàu sang phú quý, hạnh phúc đủ đầy, có người thì hẩm hiu, kém may mắn, còn nhiều vất vả, có bạn chuyển đến phương Nam sinh sống và cũng có người định cư nước ngoài.

Cứ vào dịp đầu năm như thế này, sau khi chuẩn bị cái Tết, hết những ngày lễ bái và lo các công việc cho cả gia đình, các chị lại hẹn nhau về Hà Nội. Để gia đình và công việc sang một bên, cả nhóm sẽ tập trung về một điểm trong vài ngày.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

“Chúng tôi cùng nhau lang thang khắp những con phố tuổi thơ, những vỉa hè, quán kem, góc phố, hàng cây, đi đến đâu ôn lại những kỷ niệm xưa đến đấy. Rồi thâu đêm suốt sáng kể cho nhau nghe chuyện gia đình, con cái, công việc hiện tại. Chúng tôi cùng nhau lưu lại những bức ảnh để những năm sau nhìn lại, thấy mình tiếp tục được già đi cùng nhau.

Không phải những khó khăn, nỗi buồn nào trong cuộc sống bạn bè cũng có thể giúp đỡ được nhưng cho nhau những khoảnh khắc đầm ấm, thêm những câu chuyện tâm tình, tạo nên những cái siết tay thật chặt, những ánh mắt động viên, những lời chia sẻ, chúng ta vịn vào đó để vơi bớt đi lo lắng thường ngày. Để rồi sau đó ai về nhà nấy, hẹn năm sau trở lại vào lúc mùa xuân Hà Nội chín”, chị Ái Linh tâm sự.

Thật lạ, Hà Nội nhiều khi không phải nơi ta sinh ra, không phải chỗ ta lớn lên nhưng nói đến Hà Nội là nói đến chữ về. Về chứ không phải đến, không phải đi. Hướng về Hà Nội, nhớ về Hà Nội. Thì ra, Hà Nội là một địa danh đằm sâu trong tim, tự nhiên như hơi thở, như một nơi dù ở bất cứ đâu cũng muốn về một lần.

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Đó là bởi Hà Nội là Thủ đô thiêng liêng, là trái tim của cả nước và người dân Việt Nam dù ở các tỉnh thành khác hay ở tận nước ngoài xa xôi cũng đều hướng về như máu chảy về tim. Mùa xuân chín Hà Nội là lúc tiết trời và lòng người đều như một bài ca đẹp đẽ mời gọi những tình yêu Hà Nội về hòa cùng nhịp đập.

Đọc thêm

Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà Người Hà Nội

Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà

TTTĐ - "Là người Thủ đô vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới, chúng tôi lúc ấy dù còn rất trẻ nhưng ý thức cao việc nêu cao, lan tỏa, giữ gìn, phát triển văn hóa người Hà Nội ở Lâm Hà nói riêng và Lâm Đồng nói chung", cô Nguyễn Thị Thanh Hà chia sẻ về những ngày tháng "tuổi xuân phơi phới" khi là thành viên của đoàn thanh niên tiền trạm Thủ đô.
Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu Người Hà Nội

Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025), UBND thành phố Hà Nội sẽ tuyên dương 80 “Gia đình văn hóa” tiêu biểu.
Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Xem thêm