Tag

Thanh Hóa: Dự án Nhà máy gạch không nung của Công ty Quang Phát hoạt động trái phép?

Đường dây nóng 23/09/2018 15:22
aa
TTTĐ - Đến thời điểm cuối tháng 7/2018 dù chưa được cấp giấy phép xây dựng, nhưng dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp tại xã Nam Giang (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã được Công ty CP dịch vụ thương mại Quang Phát thực hiện xây dựng nhiều hạng mục công trình và đi vào hoạt động...

Thanh Hóa: Dự án Nhà máy gạch không nung của Công ty Quang Phát hoạt động trái phép?

Bài liên quan

Thanh Hóa: Trạm trộn bê tông Quang Phát bị “tố” hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Xây dựng khi chưa có giấy phép?

Theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 22/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp do Công ty CP dịch vụ thương mại Quang Phát (Công ty Quang Phát) làm chủ đầu tư.

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án có công suất sản xuất 50 triệu viên gạch mỗi năm, được xây dựng trên diện khoảng 29.240 m2. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 46,389 tỷ đồng, từ nguồn vốn tự có của Công ty Quang Phát và vốn vay khác. Theo kế hoạch, dự án khởi công vào tháng 01/2017 và đi vào hoạt động tháng 12/2019.

Quy mô xây dựng dự án gồm: Nhà máy gạch không nung (diện tích khoảng 11.389m2) trong đó có 2 nhà máy diện tích khoảng 3.600 m2, nhà văn phòng (khoảng 319m2), nhà để xe (khoảng 120 m2), nhà vệ sinh (khoảng 90 m2), bãi tập kết đá, sân phơi gạch, khu tập kết gạch thành phẩm, khu tập kết xe, máy móc thiết bị.

Nhiều hạng mục công trình tại dự án của Công ty Quang Phát dù chưa được cấp phép những đã được xây dựng và đi vào hoạt động?
Nhiều hạng mục công trình tại dự án của Công ty Quang Phát dù chưa được cấp phép những đã được xây dựng và đi vào hoạt động?

Các công trình khác thuộc dự án còn có xưởng cán tôn với tổng diện tích khoảng 5.178 m2 gồm nhà gầm cầu trục (khoảng 945 m2), nhà kho thành phẩm (khoảng 945 m2), nhà kho nguyên liệu (khoảng 2.509 m2), nhà văn phòng (khoảng 319 m2)… Khu bán hàng vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp và các hạng mục sân, đường nội bộ, cây xanh, hạng mục công trình phụ trợ khác.

Mục tiêu đầu tư nhằm cung cấp gạch không nung, các sản phẩm tôn và dịch vụ thương mại hỗn hợp cho thị trường trong khu vực xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân và các vùng lân cận khác.

Điều đáng nói, đến thời điểm cuối tháng 7/2018, Công ty CP dịch vụ thương mại Quang Phát vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất thực hiện dự án trên.

Bằng chứng là ngày 25/7/2018, UBND huyện Thọ Xuân ban hành Văn bản số 1018/UBND – TN&MT về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát gửi Văn phòng Đăng ký QSD đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung văn bản nêu rõ: Thực hiện Công văn số 585/CV-VPĐK ngày 13/7/2018 của Văn phòng Đăng ký QSD đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân.

Sau khi kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát ngày 23/7/2018 do Văn phòng Đăng ký QSD đất – Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa chủ trì, UBND huyện Thọ Xuân có ý kiến như sau:

Về nguồn gốc đất, khu đất của công ty đang sử dụng được Sở TN&MT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hành CH326948 ngày 20/10/2017 tại xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân với tổng diện tích 26.959,6 m2; mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; thời hạn sử dụng đến ngày 30/3/2067; nguồn gốc sử dụng là Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm.

Về hiện trạng sử dụng đất, khu đất đang sử dụng ổn định, đúng mục đích, ranh giới rõ ràng và có tường xây kiên cố bao quanh.

Về công trình xây dựng trên đất, qua kiểm tra thực tế các hạng mục công trình xây dựng phù hợp với vị trí so với tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Có hai hạng mục công trình xây dựng phù hợp với diện tích so với tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, gồm Nhà máy gạch (vị trí số 10); trạm trộn bê tông phục vụ sản xuất (vị trí số 12). Công trình nhà thương mại dịch vụ (vị trí số 03) có diện tích xây dựng (diện tích chiếm đất tầng 1) là 15.0 m *25.0m = 375.0 m2. Diện tích sàn tầng 2 là 10.0 m*15.0m= 150.0 m2 và công trình Nhà văn phòng (vị trí số 02) hiện công ty đang xây dựng chưa hoàn thiện nên công ty không đề nghị chứng nhận hạng mục này.

Qua kiểm tra hồ sơ tại công ty, hiện Công ty đã được UBND huyện Thọ Xuân phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 25/6/2018, nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

Chính quyền làm ngơ?

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV ngày 05/9/2018, trên khu đất thực hiện dự án của Công ty Quang Phát xây dựng xong nhiều hạng mục công trình như nhà máy gạch, các công trình nhà thương mai dịch vụ… và đi vào hoạt động hơn một năm nay. Bên cạnh đó, khu đất dự án trên còn xuất hiện một trạm trộn bê tông bị người dân tố gây ô nhiễm môi trường.

Đáng nói, chiếu theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa, thì hạng mục trạm trộn bê tông không được phép xây dựng tại khu đất thuộc dự án. Thế nhưng, tại văn bản 1018/UBND – TN&MT về việc tham gia ý kiến chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Công ty Quang Phát của UBND huyện Thọ Xuận gửi Văn phòng Đăng ký QSD đất – Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa công nhận hạng mục trạm trộn bê tông phù hợp với tổng quy hoạch mặt bằng xây dựng.

Theo ghi nhận của PV, trạm trộn bê tông được xây dựng trên diện tích khá rộng, tại trạm có đặt 02 đến 03 máy trộn bê tông, ngoài việc phục vụ sản xuất bên trong dự án thì Công ty Quang Phát còn mang bán phục vụ các công trình trên địa bàn và các vùng lân cận.

Điều khiến dư luận thắc mắc là dù dự án của Công ty Quang Phát chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhưng nhiều hạng mục đã được xây dựng xong và đi vào sử dụng một thời gian dài nhưng không bị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý (?!).

Liên quan đến việc này, trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Nam Giang cho biết, dự án của Công ty Quang Phát và hoạt động trạm trộn bê tông là đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng không dám khẳng định. Khi PV đề nghị được tiếp cận các hồ sơ liên quan thì vị này không cung cấp được với lý do “xã không nắm được”.

“Trạm trộn bê tông cùng các hạng mục khác của Công ty Quang Phát được xây dựng và đã đi vào hoạt động được gần một năm. Công ty được sự chấp thuận của tỉnh nên tôi nghĩ sẽ có hồ sơ pháp lý phải đầy đủ. Hiện tại, xã Nam Giang đang thiếu cán bộ nên hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án tôi không nắm được”, vị Chủ tịch xã cho biết.

Để hiểu rõ hơn về sự việc, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đã liên hệ với đại diện Công ty Quang Phát trao đổi thông tin và tiếp cận hồ sơ liên quan.

Tại cuộc trao đổi, đại diện Công ty Quang Phát khẳng định là các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động của trạm trộn bê tông là đầy đủ. Tuy nhiên, khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ thì vị này lấy lý do là nhân viên phụ trách có việc xin nghỉ và hẹn cung cấp sau. Đáng nói, vị này cũng thừa nhận có việc Công ty mang bán bê tông ra ngoài, chủ yếu là phục vụ cho nhà dân.

Nhiều ngày sau đó PV liên tục liên hệ để được tiếp cận hồ sơ liên quan thì đại diện Công ty Quang Phát cũng liên tục khất lần, đến nay vẫn chưa cung cấp được bất cứ hồ sơ nào chứng minh được hoạt động của trạm trộn bê tông là đúng pháp luật.

Cũng liên quan đến việc này, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân. Trao đổi với PV, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân cũng không khẳng định được việc trạm trộn bê tông hoạt động là có phép hay không?

“Chúng tôi chỉ có văn bản chấp thuận Dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, xưởng cán tôn và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ nội thất tổng hợp của UBND tỉnh Thanh Hóa cho Công ty Quang Phát. Còn các hồ sơ về trạm trộn bê tông và công tác chấp hành pháp luật về môi trường chúng tôi không nắm được, cũng chưa thấy phía Công ty nộp lên”, vị này nói.

Như vậy, những nghi vấn của người dân về việc trạm trộn bê tông hoạt động trái phép và gây ô nhiễm môi trường là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, thiết nghĩ UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ; đồng thời có biện pháp xử lý dứt điểm, tránh gây bức xúc trong nhân dân!

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Xem thêm