Tag

Thực hư câu chuyện sữa bột gây ung thư

Sức khỏe 21/12/2020 15:00
aa
Mạng xã hội gần đây lan truyền thông tin về việc phát hiện 9 loại sữa bột mà trẻ em uống hằng ngày ở Việt Nam chứa chất gây ung thư. Bài sử dụng hình ảnh minh họa một số thương hiệu sữa bột trong và ngoài nước. Nhiều gia đình đang nuôi con nhỏ hoang mang, thực hư thế nào?

Ngày 17/8/2020, Hội đồng Người Tiêu dùng Hồng Kông (Trung Quốc) công bố kết quả nghiên cứu về an toàn và chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trên Trang thông tin điện tử. Kết quả cho biết đã phát hiện 15 mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD) và 9 mẫu có chứa glycidyl este (GE).

Trước tình hình này, Cục An toàn Thực phẩm đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế (INFOSAN) của Hồng Kông. Ngày 21/8/2020, trên trang web chính thức của Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cũng đã chia sẻ thông tin chính thức về vấn đề này.

Thông báo nêu rõ theo Lượng ăn vào hằng tuần tạm thời chịu đựng được (PTWI) do Ủy ban Hỗn hợp các Chuyên gia thuộc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO)/Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về phụ gia thực phẩm (JECFA) xây dựng đối với 3-MCPD, lượng 3-MCPD được phát hiện trong nghiên cứu của Hội đồng Người Tiêu dùng Hồng Kông đều thấp hơn PTWI khi sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn trên nhãn. Đồng thời, tất cả GE được phát hiện trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trong báo cáo của Hội đồng Người Tiêu dùng Hồng Kông đều đạt tiêu chuẩn của EU.

“Đầu Ngô, mình Sở”

Sự việc nói trên xảy ra tại Hồng Kông đã cách đây 4 tháng. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 1 tuần trở lại đây thông tin này được đăng lại trên các website ẩn danh, không rõ nguồn gốc. Ngoài việc nội dung đã bị sửa đổi lại thành Việt Nam, nguy hiểm hơn là các bài viết này sử dụng hình ảnh các sản phẩm sữa bột của một số thương hiệu trong và ngoài nước đang lưu hành trên thị trường.

Như vậy, các thông tin không chính xác kết hợp với các hình ảnh các sản phẩm minh họa sai lệch trên các website ẩn danh này đã tạo ra sự hoang mang lo lắng đối với các bậc cha mẹ.Thực tế, đây là hình ảnh được lấy từ một bài đăng trên một website khác từ năm 2016 nói về các loại sữa phổ biến trên thị trường có thể dùng cho trẻ thiếu men G6PD và không có liên quan đến nội dung sự việc xảy ra tại Hồng Kông.

“Đây có thể coi là một loại thông tin giả mạo, xuyên tạc”, ông Nguyễn Văn Nam, một chuyên gia bảo mật nhận định. “Thông tin sai lệch có thể được lan truyền trên mạng với nhiều lý do. Trong một số trường hợp, các thông tin này được chia sẻ một cách ngẫu nhiên bởi những người không biết rõ đó là các thông tin sai sự thật. Trong một số trường hợp khác, thông tin được chủ ý tạo ra với mục đích xấu nhằm gây ảnh hưởng tới một thương hiệu, một con người hoặc thậm chí là cả một quốc gia”.

Đừng quan tâm bằng cách chia sẻ thông tin “sai lệch”

Với sự phát triển của công nghệ cũng như sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào các mạng xã hội, chúng ta ngày càng trở nên dễ tổn thương bởi các thông tin sai lệch và thông tin xuyên tạc.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào mạng xã hội khiến chúng càng trở nên dễ tổn thương bởi các thông tin sai lệch.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào mạng xã hội khiến chúng càng trở nên dễ tổn thương bởi các thông tin sai lệch.

Theo ông Nam, hiện nay trên Internet có hàng trăm website không rõ nguồn gốc thường xuyên đăng tải các nhiều thông tin trong đó có cả thông tin nửa đúng nửa sai, thông tin xuyên tạc hoặc gây nhầm lẫn. Rất khó có thể xác định được người sở hữu, điều hành các website này vì chúng được giấu danh tính và đặt tại các máy chủ tại nước ngoài.

“Các thông tin sai lệch thường được phát tán và khuếch đại thông qua các nhóm kín, người dùng mạng xã hội và các cá nhân có ảnh hưởng”, ông Nam cho biết. “Đặc điểm của các bài viết trên website này thường có những tiêu đề giật gân đánh vào sự tò mò, lo lắng hoặc tạo ra nỗi sợ hãi cho người đọc”

Do đó, đừng nên thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng cách chia sẻ các bài viết hoặc thông tin sai lệch trên website không rõ nguồn gốc. Chúng ta hãy là người sử dụng mạng xã hội thông thái.

Khi tiếp xúc với tin tức trên mạng xã hội, điều quan trọng nhất là không nên vội vã hùa theo, chia sẻ bài viết, hình ảnh, trước khi muốn chuyển tiếp hoặc muốn bình luận, mỗi người cần nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan, đặc biệt cần kiểm chứng thông tin qua những nguồn khác nhau, bảo đảm thông tin tiếp nhận là đúng sự thật.

Đọc thêm

Chuyển người bệnh BHYT phải đảm bảo tránh gây quá tải Tin Y tế

Chuyển người bệnh BHYT phải đảm bảo tránh gây quá tải

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản số 2909/BYT-BH về triển khai thực hiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phiếu hẹn khám lại gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến Tin Y tế

Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm.
Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt Tin Y tế

Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt

TTTĐ - Công ty TNHH Shynh Beauty đã bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt 140 triệu đồng, buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm do có vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.
Xử phạt 31 cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng Sức khỏe

Xử phạt 31 cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế Lâm Đồng đã lập nhiều đoàn kiểm tra đột xuất, xử phạt 31 cơ sở vi phạm trong kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng, tổng số tiền 100 triệu đồng.
Gần 100 trẻ được chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày 15/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp cùng Tổ chức Operation Smile Việt Nam tổ chức chương trình khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe Tai Mũi Họng, răng miệng miễn phí cho gần 100 trẻ em đang sinh sống tại Làng trẻ em SOS Hà Nội.
Bệnh nhi 4 tuổi đã ổn định sức khoẻ được xuất viện Sức khỏe

Bệnh nhi 4 tuổi đã ổn định sức khoẻ được xuất viện

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh nhi M.T.A (4 tuổi, ở Nam Định) trong vụ việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã xuất viện trở về nhà với tình trạng sức khoẻ ổn định và mọi chi phí trong quá trình điều trị đều được BHYT chi trả.
Bệnh viện Mặt Trời chào đón em bé đầu tiên từ thai kỳ nguy cơ cao Tin Y tế

Bệnh viện Mặt Trời chào đón em bé đầu tiên từ thai kỳ nguy cơ cao

TTTĐ - Các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vừa đón công dân nhí đầu tiên chào đời bằng phương pháp “đẻ không đau” tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.
Thu hồi lô mỹ phẩm “nổ” công dụng như thuốc chữa bệnh Tin Y tế

Thu hồi lô mỹ phẩm “nổ” công dụng như thuốc chữa bệnh

TTTĐ - Lô mỹ phẩm Hair Head & Hair Revitalising Oleo-Essence, do Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Uyên Phương chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, được phát hiện có nội dung ghi trên nhãn phụ sản phẩm không đúng, “nổ” công dụng như thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người sử dụng.
Người dân đến và về từ vùng có dịch COVID-19 phòng dịch ra sao? Sức khỏe

Người dân đến và về từ vùng có dịch COVID-19 phòng dịch ra sao?

TTTĐ - Trước diễn biến gia tăng các ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân đến và về từ vùng có dịch cần theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh góp phần thành công Đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh góp phần thành công Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Đại lễ Vesak 2025 đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách, Phật tử từ khắp nơi đến chiêm bái và dự lễ. Đây là một thách thức rất lớn cho ngành Y tế TP Hồ Chí Minh, phải đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người dân, góp phần thành công của sự kiện.
Xem thêm