Tag
Huyện Đông Hải, Bạc Liêu:

Xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Nông thôn mới 01/12/2019 22:11
aa
TTTĐ - Khi nói về mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ông Bùi Minh Túy – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) khẳng định: “Quan điểm của huyện là luôn xem nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, chỉ có điểm xuất phát chứ không có điểm dừng, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của huyện”.

Xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Trung tâm Thị trấn Gành Hào - huyện Đông Hải, Bạc Liêu

Bài liên quan

Để xây dựng nông thôn mới thành công phải làm tốt công tác tuyên truyền

Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới

Thị xã Ngã Năm: Hành trình 10 năm xây dựng và hoàn thành nông thôn mới

Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân khu vực nông thôn huyện Đông Hải còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 17,4 triệu đồng vào cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, qua gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên.

Tuy có xuất phát điểm khá thấp nhưng trong quá trình thực hiện, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới cũng mang lại kết quả khả quan. Trong giai đoạn 2016 đến 2019, tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới của huyện hơn 379 tỷ đồng, tăng, 18,6 tỷ đồng so với giai đoạn đầu; trong đó, vốn do người dân đóng góp là 20,5 tỷ đồng. Việc quản lý, sử dụng vốn được huyện phân bổ, sử dụng đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa…

Chủ tịch UBND huyện Đông Hải cho biết: Riêng nguồn vốn do người dân đóng góp huyện không áp đặt mà tất cả đều do người dân tự bàn bạc, quyết định, trực tiếp quản lý đầu tư thông qua Ban giám sát cộng đồng và thực hiện một cách công khai. Từ các nguồn vốn trên và vốn lồng ghép, qua 10 năm, huyện đã thực hiện được nhiều công trình thiết yếu, quan trọng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.

Tính đến nay, huyện có 2/10 xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có thêm 2 xã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 47 triệu đồng và dự kiến cuối năm 2019 sẽ đạt 52 triệu đồng.

Để có được mức thu nhập trên, thời gian qua huyện tập trung đầu tư phát triển sản xuất và nhân rộng các mô hình có hiệu quả như: mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp ít thay nước cho lợi nhuận bình quân 70-80 triệu đồng/ha, mô hình liên kết tiêu thụ tôm theo chuỗi giá trị và đặc biệt, những năm gần đây mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh năng suất 2,5-3,5 tấn/ha/vụ cho lợi nhuận 100 – 120 triệu đồng/ha, tôm thẻ siêu thâm canh năng suất 22-25 tấn/ha/vụ, nuôi cá kèo thâm canh năng suất 12-15 tấn/ha…

Bên cạnh việc đầu tư cho phát triển sản xuất, công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Hàng năm, huyện giới thiệu việc làm cho khoảng 45.000 lao động làm việc trong và ngoài tỉnh và một số đi làm việc tại các nước, như: Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tính đến nay, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên của huyện chiếm khoảng 94%. Từ kết quả trên, cùng với sự phát triển của sản xuất đã giúp tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến cuối năm 2018 còn 9,47% và dự kiến đến cuối năm 2019 này chỉ còn dưới 4%.

Hướng tới đây, để đạt được mục tiêu 50% số xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, huyện tiếp tục huy động nguồn lưc để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình phục vụ đời sống, sản xuất của người dân, như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch… Đồng thời đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm thu hút danh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm mang tính chủ lực của địa phương.

Chủ tịch UBND huyện Đông Hải Bùi Minh Túy cho biết thêm: “Để phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững, thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bao gồm cả nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nâng cao chất lượng đào nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương và thị trường lao động… Ngoài ra, các giải pháp phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; cảnh quan và bảo vệ môi trường cũng sẽ được tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển, nằm đảm bảo được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn”.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, theo ông Bùi Minh Túy, quan điểm của huyện là luôn xem nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, chỉ có điểm xuất phát chứ không có điểm dừng, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của huyện.

Hơn nữa, quá trình xây dựng nông thôn mới đã đem lại nhiều "thay da, đổi thịt" tại huyện: môi trường sinh thái ngày càng cải thiện; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; an ninh trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao; nhân dân phấn khởi, nguyện đồng lòng ủng hộ chương trình để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu và hiện diện trong mọi mặt đời sống của người dân địa phương.

Đọc thêm

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

TTTĐ - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước. Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao - sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.
Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu Kinh tế

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm