2020 là năm "căng thẳng" kỷ lục
Khuyến cáo cách giảm thiểu các căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch Covid-19 Nguồn cung iPhone gặp "căng thẳng tạm thời" vì Covid-19 Căng thẳng tài nguyên nước tại nhiều quốc gia |
Theo báo cáo Chỉ số cảm xúc toàn cầu năm 2021 được thực hiện bởi Gallup (một công ty tư vấn và phân tích có trụ sở ở Mỹ, nổi tiếng với các cuộc thăm dò dư luận, phỏng vấn và đánh giá ở Mỹ, sau này mở rộng trên toàn cầu), cho thấy, có đến 40% người trưởng thành trải qua cảm xúc tiêu cực vào năm 2020. Đây là mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Trên phạm vi toàn thế giới, phụ nữ chăm con nhỏ và làm việc ở nhà là nhóm chịu nhiều áp lực nhất.
Báo cáo cho biết: “Căng thẳng đã gia tăng ở một nửa trong số 116 quốc gia được khảo sát. Trong đó, 21 quốc gia có tỷ lệ người dân chịu áp lực tâm lý đã tăng ở mức 2 con số. Điều đó có nghĩa là năm ngoái, gần 190 triệu người trên toàn thế giới đã phải trải qua những biến cố và áp lực tâm lý. Một con số đáng kể so với các năm trước đó".
Theo báo cáo, bệnh tật và thông tin về ca tử vong do Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính gây ra căng thẳng và cảm xúc tiêu cực, cùng với đó là tác động của đại dịch đến nền kinh tế.
Báo cáo đã chỉ ra: “Một nửa số người đang làm việc tại thời điểm xảy ra đại dịch cho biết họ kiếm được ít tiền hơn do Covid-19. 80% số người cho biết, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến họ theo một cách nào đó”.
![]() |
2020 là một năm căng thẳng kỷ lục ở cả nam giới và phụ nữ trên toàn thế giới (Ảnh: Shutterstock) |
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng trải qua căng thẳng trong năm 2020. Peru là quốc gia có mức độ căng thẳng ở mức cao nhất với 66% người được hỏi. Trong khi đó ở Kyrgyzstan, chỉ số này chỉ là 13%.
Trái ngược với cảm xúc tiêu cực gia tăng thì nhiều người trên thế giới đã thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên.
Đối với chỉ số cảm xúc tích cực, nhóm thăm dò đã đặt câu hỏi về cảm giác được tôn trọng và nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện các hoạt động thú vị hoặc mỉm cười. Kết quả khảo sát từ Gallup cho thấy người dân vẫn tìm được cách để ổn định tâm lý bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch, trừ việc họ đã ít cười hơn.
Báo cáo viết: “Tỷ lệ những người nói rằng họ cười hoặc cười rất nhiều vào năm ngoái đã giảm từ 75 xuống 70%. Đây cũng là thước đo thấp nhất mà Gallup từng ghi nhận cho câu hỏi này”.
El Salvador dẫn đầu thế giới về mức độ tích cực với điểm số là 82. Các nước Mỹ Latinh vẫn chiếm ưu thế về chỉ số này, trong đó Nicaragua, Paraguay và Colombia đều có điểm số cao.
Ba quốc gia Bắc Âu là Iceland, Na Uy và Phần Lan, những quốc gia có truyền thống nằm trong top 10 trên bảng xếp hạng hạnh phúc quốc gia, cũng có điểm số cao.
Mỹ không đứng trong top 10 các quốc gia có mức độ tích cực tâm lý cao. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát của Gallup được thực hiện tại Mỹ cho thấy từ thời điểm Chính phủ tiến hành tiêm vắc-xin trên diện rộng, cuộc sống của người dân đã tích cực trở lại và đạt mức cao mới trong mọi thời đại.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
