Tag

Bạc Liêu muốn đi nhanh thì cách làm phải bài bản, khoa học

Kinh tế 07/03/2025 15:01
aa
Dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu, sáng 7/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Bạc Liêu muốn đi nhanh thì cách làm phải bài bản, khoa học trong lựa chọn, xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết về đô thị, nông thôn, xây dựng, ngành kinh tế... dựa trên 3 hệ sinh thái tự nhiên ngọt, mặn, lợ; coi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất.
Bạc Liêu tổ chức Festival nghề muối Việt Nam năm 2025 Bạc Liêu: Quả ngọt từ sự quyết tâm và nỗ lực vượt khó Cùng nhau tìm ra hướng đi mới để hạt muối Việt Nam vươn xa
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với lợi thế của địa phương đi sau, trong quá trình phát triển, Bạc Liêu phải lựa chọn mô hình thông minh nhất, đồng bộ cơ sở hạ tầng, mô hình kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, dựa vào tri thức - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với lợi thế của địa phương đi sau, trong quá trình phát triển, Bạc Liêu phải lựa chọn mô hình thông minh nhất, đồng bộ cơ sở hạ tầng, mô hình kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, dựa vào tri thức - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Xác định đúng tiềm năng, thế mạnh riêng có

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, có vị trí chiến lược quan trọng, không chỉ nổi tiếng với những giá trị văn hóa đặc sắc như đờn ca tài tử, hay vườn chim độc đáo, mà còn là vùng đất giàu tiềm năng với thế mạnh về: Năng lượng tái tạo; nuôi trồng, chế biến thủy sản và kinh tế du lịch...

Đặc biệt, tài sản quý báu nhất của Bạc Liêu chính là truyền thống anh hùng cách mạng; con người Bạc Liêu với tính cách phóng khoáng, nghĩa tình đậm chất Nam Bộ, với khát khao vượt qua khó khăn, năng động vươn lên làm giàu.

Từ những tiềm năng lợi thế đó, cùng với quyết tâm, khát vọng vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Bạc Liêu đã xác định đúng tiềm năng, thế mạnh riêng có khi lựa chọn những trụ cột phát triển gồm: Nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch và thương mại-y tế-giáo dục chất lượng cao, kinh tế biển để trở thành một điểm sáng trên bản đồ đầu tư của Việt Nam.

"Các dự án đã, đang và cam kết đầu tư của các doanh nghiệp với số vốn hơn 185,2 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2,8 lần so với GRDP. Đây là thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, khoa học, bài bản giữa nói và hành động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bạc Liêu", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Theo Phó Thủ tướng, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bạc Liêu được xác định một trong những trung tâm năng lượng tái tạo, tỉnh mạnh về kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến thuỷ sản.

Để thực hiện mục tiêu đó, đặc biệt trong bối cảnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn sông Mekong, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đổi mới tư duy, kiến tạo phát triển để chuyển mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị; quan tâm phát triển hạ tầng đồng bộ, liên kết giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ; mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong.

Các dự án hạ tầng quan trọng về đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không đang được quyết liệt triển khai đồng bộ sẽ kết nối không gian kinh tế tạo ra những lợi thế so sánh không gian mới, nguồn lực, động lực mới. Từ đó, đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường thiên nhiên tươi đẹp, xã hội phát triển hài hoà, đời sống nhân dân được nâng cao, là "điểm đến hấp dẫn" của Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, với lợi thế của địa phương đi sau, trong quá trình phát triển, Bạc Liêu phải lựa chọn mô hình thông minh nhất, đồng bộ cơ sở hạ tầng, mô hình kinh tế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, dựa vào tri thức.

Bạc Liêu muốn đi nhanh thì cách làm phải bài bản, khoa học
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các nhà đầu tư cần tận dụng lợi thế năng lượng tái tạo, chú trọng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường bền vững, tôn vinh giá trị văn hoá, đóng góp tri thức, đào tạo nguồn nhân lực... "thực sự đồng hành cùng Bạc Liêu", "là doanh nghiệp của Bạc Liêu" - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao là lợi thế cạnh tranh

Trong bối cảnh thuận lợi có nhưng khó khăn, thách thức rất lớn, Phó Thủ tướng chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu biến những khó khăn, bài học kinh nghiệm thành lợi thế.

Trước hết, Phó Thủ tướng cho rằng Bạc Liêu muốn đi nhanh thì cách làm phải bài bản, khoa học trong lựa chọn, xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết về đô thị, nông thôn, xây dựng, ngành kinh tế... dựa trên 3 hệ sinh thái tự nhiên ngọt, mặn, lợ; coi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất, tài nguyên nước là trung tâm của biến đổi khí hậu. Hệ thống cơ sở hạ tầng phải đồng bộ về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, viễn thông... chống chịu được biến đổi khí hậu.

Hai là, tiếp tục khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời. Trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, các hoạt động kinh tế liên quan đến carbon, thương hiệu hấp dẫn đầu tư của Bạc Liêu sẽ là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hàng hóa, sản phẩm công nghiệp được sản xuất từ Bạc Liêu sẽ vượt qua các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới về carbon để vào các thị trường lớn trên thế giới.

Tỉnh cần có chiến lược hiệu quả hơn để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, mang theo không chỉ máy móc, thiết bị mà còn nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về năng lượng tái tạo, hydro xanh, amoniac xanh..., với cam kết đồng lòng, chung sức cùng địa phương phát triển.

Ba là, tập trung thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi nông nghiệp luôn là sản phẩm riêng có của Việt Nam, của Bạc Liêu, xuất phát từ những lợi thế về con người, đất đai, khí hậu, thiên nhiên.

Với lựa chọn kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là mũi nhọn, Bạc Liêu cần xây dựng những chiến lược hết sức cụ thể theo xu thế nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp hoá từ khâu nghiên cứu giống, quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, gắn người nông dân với doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học.

"Làm thế nào để nông dân, diêm dân có thu nhập tốt, đời sống ổn định, không được mùa mất giá", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Bốn là, phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên ưu đãi, lợi thế văn hóa truyền thống, những nét bản sắc của đất và người Bạc Liêu đã đi vào thơ ca... để phát triển du lịch. Từ chuỗi sự kiện Festival Nghề muối Việt Nam, Phó Thủ tướng gợi mở Bạc Liêu phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, gắn với trải nghiệm trong không gian sinh kế của người dân, cộng đồng, để góp phần xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân thông minh, nông nghiệp sinh thái.

Năm là, nhanh chóng hoàn thành chuyển đổi số, tập trung cải cách, đơn giản hoá, tạo điều kiện thông thoáng, công khai, minh bạch trong xử lý thủ tục hành chính; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới đồng bộ chính sách pháp luật, bộ máy, tổ chức, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương theo chỉ đạo của Trung ương.

Sáu là, tăng cường liên kết vùng, liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ, chú trọng hệ thống lưu thông, giảm chi phí logistics, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất, rẻ nhất.

Phó Thủ tướng cho rằng, sự quan tâm của các nhà đầu tư và những dự án mới được trao quyết định đầu tư tại hội nghị sẽ tạo niềm tin vào tương lai không xa, Bạc Liêu sẽ phát triển trở thành một trong những trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, trung tâm năng lượng sạch của quốc gia và trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đến với Bạc Liêu, các nhà đầu tư cần tận dụng lợi thế năng lượng tái tạo, chú trọng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường bền vững, tôn vinh giá trị văn hoá, đóng góp tri thức, đào tạo nguồn nhân lực... "thực sự đồng hành cùng Bạc Liêu", "là doanh nghiệp của Bạc Liêu".

Đọc thêm

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng Kinh tế

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 cũng như một số sự kiện, nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới.
Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại Kinh tế

Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại

TTTĐ - Chiều 3/5, tại Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về kết quả phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, đặc biệt là định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Côn Đảo.
Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vinamilk "tung" mới gần 20 sản phẩm trong quý đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Vinamilk "tung" mới gần 20 sản phẩm trong quý đầu năm 2025

TTTĐ - Trong quý I/2025, với thị trường trong nước, Vinamilk đã tái cấu trúc hệ thống phân phối và kinh doanh, "tung" mới và tái tung gần 20 sản phẩm, thay đổi nhận diện cho nhiều cửa hàng. Với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp duy trì tăng trưởng dương 7 quý liên tiếp và lần đầu tiên đóng góp trên 20% trong doanh thu thuần hợp nhất.
Xem thêm