Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Người Hà Nội 05/04/2024 09:25
aa
TTTĐ - Mang trên mình truyền thống và trọng trách giữ gìn bản sắc thanh lịch, văn minh, người trẻ làm thế nào để giao tiếp, ứng xử vừa thời thượng vừa đúng chuẩn mực? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, nhất là tình trạng "trẻ hóa" hiện tượng hành xử kém duyên chốn công cộng của một bộ phận những người thiếu ý thức hiện nay. Loạt bài "Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?" mang đến cái nhìn của những người trong cuộc và những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia, nhà giáo dục để mang đến vài gợi ý nhằm giúp người trẻ ở Thủ đô có thể soi chiếu và thực hành.
Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa Cách làm hay trong thực hiện văn hóa công sở và công cộng Hà Nội: Nhức nhối nạn trộm hoa trang trí nơi công cộng ngày Tết

Ông bà ta có câu “họa từ miệng mà ra” để chỉ cách ứng xử khéo léo, chú ý lời ăn tiếng nói, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong từng hoàn cảnh. Đó chính là cách thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi người.

Nét xưa tinh tế

Từ ngày xưa, thế hệ trước đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ đúc kết cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày của người Việt.

Câu nói “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” chính là cách ông cha dạy bảo con cháu thế hệ sau cần phải ăn nói khéo léo, tinh tế. Theo tâm lý bình thường của con người, ai cũng muốn được lắng nghe những lời nói dịu dàng, êm ái, tôn trọng mình, càng không ai thích bị đối phương cư xử khiếm nhã, nói những điều khó nghe, thô tục nhất là ở những nơi công cộng, có nhiều ánh mắt nhìn vào.

Người Hà Nội luôn chú ý tới hình ảnh của mình nơi đông người (Ảnh minh họa)
Người Hà Nội luôn chú ý tới hình ảnh của mình nơi đông người (Ảnh minh họa)

Câu chữ thốt ra, thái độ thể hiện trong từng hoàn cảnh giao tiếp, chính là một phần bộc lộ trình độ văn hóa của mỗi người. Một người biết kiềm chế cảm xúc, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, không chen vào câu nói người khác sẽ dễ dàng gây thiện cảm với người đối diện.

Ngược dòng lịch sử, Hà Nội nay, Thăng Long xưa vốn là mảnh đất kinh kỳ lâu đời, nơi tụ hội của người dân tứ xứ đổ về đây để sinh sống, làm ăn, học tập. Họ mang theo những nét đẹp của quê hương mình, theo năm tháng được chắt lọc hình thành lên văn hoá giao tiếp và ứng xử của người Tràng An.

Người Hà Nội được coi là tiêu chuẩn của việc sử dụng lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày một cách tinh tế, lịch sự, văn minh. Từ văn hóa giao tiếp, cách chào hỏi, xưng hô và cách dụng ngôn của họ đều toát lên một nét đặc trưng.

Các đặc điểm độc đáo của người dân Hà Nội xưa được thể hiện qua giọng nói phát âm rõ ràng, dễ nghe; phong cách ăn mặc giản dị, nhã nhặn; lối giao tiếp khiêm tốn, niềm nở; cách ăn uống điềm đạm, lịch lãm nhưng không thiếu đi sự sành điệu và tinh tế.

Thời hiện đại, cùng với mạng xã hội, các xu hướng, những trend mới về lối nói, ngôn ngữ nở rộ ồ ạt từng ngày tác động trực tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến mỗi người nhưng không phải ai cũng đủ nhận thức để đánh giá, xem xét kỹ càng, đặc biệt là người trẻ. Để chứng tỏ mình cập nhật, thời thượng và đu trend, họ dễ dàng có những hành vi ứng xử, có lối nói năng, hành xử, giao tiếp hùa theo nhau, theo hot trend tại những nơi đông người.

Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

Mặc dù điều đó toát lên "chất" vui vui, hay hay và ít nhiều người được người xung quanh hưởng ứng nhưng thật tai hại nếu xu hướng đó đưa người ta đến với những hành vi lệch chuẩn, gây khó chịu cho cộng đồng.

Ở thời đại nào cũng vậy, việc giữ gìn lời nói ngày càng trở nên cần thiết trong chốn công cộng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và uy tín của mỗi cá nhân. Đặc biệt trong thời đại số hóa, mọi hành vi và ngôn từ dù tích cực hay tiêu cực đều dễ dàng bị ghi lại, lan truyền trên mạng, gây ra những hậu quả không thể lường trước.

Hơn hết, giới trẻ là đối tượng chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội, việc tiếng xấu đồn xa, hay xuất hiện những phát ngôn không cẩn trọng sẽ là ấn tượng xấu đối với tương lai phía trước của họ.

Từ thế giới "ảo" đến ứng xử "thật"

Vậy phải làm gì để giáo dục người trẻ coi trọng việc giữ gìn tiếng nói ở những nơi công cộng? Điều này là một vấn đề đáng suy ngẫm và chia sẻ. Mặc dù có những quan điểm phê phán cho rằng việc người trẻ chưa có ý thức duy trì những giá trị truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt, việc sử dụng ngôn ngữ chưa phù hợp làm ảnh hưởng tới cách ứng xử, lối sống của chính họ.

Cũng có những quan điểm khác coi đó là một phản ứng tự nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Người trẻ cần có ý thức giữ gìn, tinh chỉnh lời ăn tiếng phù hợp với văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như xây dựng môi trường giao tiếp tích cực, văn minh, lịch sự và xu thế phát triển của xã hội.

Bản chất mỗi người thể hiện qua cách ứng xử với những người xung quanh
Bản chất mỗi người thể hiện qua cách ứng xử với những người xung quanh

Trong không gian giao tiếp ngày càng mở rộng như hiện nay thì việc nâng cao nhận thức, lời nói, ứng xử của mỗi thanh niên càng trở nên quan trọng, để tô đẹp thêm cho môi trường văn hóa nơi bản thân mình đang sinh sống, học tập.

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, một trong những vấn đề đang thu hút sự chú ý chính là việc giữ gìn lời nói trong chốn công cộng hàng ngày của người trẻ (bao gồm cả tin nhắn, trò chuyện trực tuyến và hội thoại hàng ngày…).

Sống trong thời đại 4.0, những giới trẻ dễ dàng học hỏi và tiếp thu những cái mới, họ có những cách giao tiếp, ứng xử khác nhau trong cuộc sống để bắt kịp xu hướng.

Theo nguyên tắc của người Việt xưa, cách xưng hô thường được phân biệt theo giới tính hoặc độ tuổi, vai vế. Nếu giới tính là nam giới thì sẽ dùng “anh”, “chú”, “bác”, “ông”; nữ giới thì dùng “chị”, “cô”, “bác”, “bà”. Người lớn tuổi hơn thì “anh”, “chị”, “cô”, “chú”, “bác”, “ông”, “bà”, người nhỏ tuổi hơn thì “em”, “cháu”...

Một bộ phận người trẻ hiện nay lại có xu hướng xưng hô khác hẳn với những quy định của ông cha. Trên mạng xã hội, họ gọi nhau là “bảnh”, “thắm” trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, xã hội.

Người trẻ coi đó cách xưng hô gần gũi để dễ dàng giao tiếp cũng như trao đổi kết bạn, tìm kiếm việc làm, cùng nhau những chia sẻ những câu chuyện có ích trong cuộc sống... tại một cộng đồng mới.

Gen Z đăng những dòng trạng thái trên mạng xã hội, sử dụng cách xưng hô “bảnh” để được giải đáp thắc mắc
Gen Z đăng những dòng trạng thái trên mạng xã hội, sử dụng cách xưng hô “bảnh” để được giải đáp thắc mắc

Ngược lại với vấn đề trên, sẽ không gây tranh cãi gì nếu những cô gái, chàng trai biết chừng mực giao tiếp tế nhị, văn minh, lịch sự đúng nơi, đúng chỗ.

Thói quen sử dụng thường xuyên tiếng lóng, chửi thề, nói trống không với người lớn hơn mình… khiến không ít người nghe cảm thấy khó chịu, phản cảm không phải là một vấn đề mới. Cái mới chính là một bộ phận giới trẻ lại “bình thường hóa” cách giao tiếp chưa chuẩn mực này ở ngoài đời thực lẫn không gian mạng.

Mặt khác, hiện tượng tiếng lóng và cách nói giản lược từ là những bước phát triển tự nhiên của mỗi nền ngôn ngữ sống, nhằm làm cho giao tiếp trở nên sinh động, tiện dụng và hợp thời hơn.

Riêng với giới trẻ, họ thường thể hiện bản thân qua những câu nói hóm hỉnh, từ ngữ theo xu hướng nhưng thường chưa thấu hiểu đầy đủ ý nghĩa và tác động của chúng. Do đó, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ lễ phép và lối ứng xử trọng nghĩa tình, là điều cần được rèn giũa, uốn nắn hàng ngày từ gia đình và trường học.

Bởi trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người khác nhau, có những tính cách, quan điểm khác nhau khi đi học, đi làm, đi chơi… tại nhiều địa điểm, không gian công cộng khác nhau.

Người biết cách giao tiếp, ăn nói dễ nghe, lịch sự sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm cho người đối diện. Cho dù họ có những quan điểm khác, góc nhìn khác về một sự việc, mình vẫn sẽ có tâm thế lắng nghe, học hỏi và tiếp thu.

Việc người trẻ "lẫn lộn" giữa ảo và thực, "bê" không gian giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội ra đời thực đang tạo ra một vài hệ lụy, tác động lên văn hóa ứng xử của người Hà Nội mà chúng ta cần kịp thời đưa ra những điều chỉnh để đưa đúng giới trẻ phát triển theo "khuôn vàng thước ngọc" mà cha ông để lại.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm