Tag

Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục

Người Hà Nội 15/10/2017 15:30
aa
TTTĐ.VN - Khác với những đền, đình gần trung tâm thành phố, đền Voi Phục nằm trong công viên nên có diện tích rộng lớn. Du khách đi từ cổng đến trong đền qua đoạn đường dài rợp bóng cây cổ thụ cùng gió hồ Thủ Lệ mát rượi. Dạo bước trong không gian này, lắng nghe tiếng chim lảnh lót chuyền cành, hít thở bầu không khí trong lành, thoang thoảng hương hoa nào đó ẩn giấu sau những tán lá, du khách sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng, thư thái, bỏ lại bao nhiêu xô bồ, ồn ào của cuộc sống bên ngoài.

Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 153: Hãy tôn trọng chính bản thân mình…


Tấm bảng quy tắc ứng xử, hướng dẫn những điều nên và không nên làm khi đến đền, chùa, nơi thờ tự trang nghiêm được đặt ngay bên cạnh lối đi để ai đến cũng có thể nhìn thấy rõ. Biển đặt ngoài trời nên được làm bằng chất liệu chống gỉ, bền chắc, chữ đọc rõ nét… không ai có thể bỏ qua khi bước chân đến điểm tham quan này.


Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục
Bảng quy tắc ứng xử hướng dẫn những điều nên và không nên được đặt ngay tại cổng đền

Khi chúng tôi đến, Ban quản lí và những người làm công quả cho đền đang chuẩn bị cho ngày tưởng niệm Vương Phi Hạo Nương hóa. Công việc bày biện lễ khẩn trương nhưng ai nấy đều chu đáo, cẩn thận và rất nghiêm trang. Ông Nguyễn Hữu Tiệp, bảo vệ đền cho biết, Ban quản lí cũng như đội bảo vệ của đền nắm rõ quy tắc ứng xử nơi công cộng do Thành phố ban hành. Qua nhiều năm trông coi đền, ông thấy những năm gần đây tình trạng người dân ăn mặc không kín đáo, thiếu nghiêm túc đến đền chùa giảm đi rất nhiều, có lẽ là do được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nên đã cải thiện rõ rệt. Với những trường hợp hi hữu đến đền khi không thực sự nghiêm trang, đội bảo vệ kiên quyết không cho vào. Nếu họ vẫn thành tâm muốn vào lễ và tham quan đền, ban quản lí sẽ có sẵn trang phục của những người phụ nữ đến làm công quả cho mượn tạm. Chủ yếu ý thức của người dân đã nâng cao nên ban quản lí cũng không gặp khó khăn gì và đảm bảo được sự nghiêm túc, thành kính nơi cửa đền. Ngay cả những người đến mượn bối cảnh đền để chụp ảnh cũng chọn những trang phục truyền thống kín đáo, đậm nét văn hóa. Trong công viên cũng có sẵn nơi để thay đồ rất lịch sự, sạch sẽ.

Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục
Đền Voi Phục cổ kính - trấn Tây kinh thành Thăng Long xưa

Đền Voi Phục là ngôi đền bề thế, cổ kính, vừa là một địa điểm tâm linh có ý nghĩa đặc biệt với kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay, làm nên nét văn hóa đặc sắc, là di sản quý báu của người Hà Nội, đồng thời cũng là nơi thắng cảnh hết sức tao nhã. Để giữ gìn sự tôn nghiêm, cảnh quan đẹp của đền, mỗi người khi đến đây lễ bái, ngắm cảnh đều nên nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử để phát huy thêm những giá trị của di sản này.



Đền Voi Phục là trấn Tây trong Thăng Long tứ trấn xưa
. Theo các tài liệu, đền thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu. Sau khi ngài mất, người dân Thủ Lệ lập đền thờ.

Đền được xây dựng từ năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ - một trong 13 làng trại ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Đền có cổng tứ trụ như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian, hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục. Hoàng tử Linh Lang cũng đã được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên người dân quen gọi là đền Voi Phục.



(còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm