Tag
Cà Mau nỗ lực ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, biển

Bài 2: Phát huy hiệu quả phòng chống sạt lở bằng giải pháp kè li tâm

Kinh tế 12/03/2020 16:29
aa
TTTĐ - Đứng trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa vào ứng dụng phương pháp kè li tâm. Sau gần 10 năm thi công lắp đặt tại các điểm xung yếu, đến nay phương pháp này đã phát huy hiệu quả cao, đất phù sa bồi lắng nhanh, diện tích rừng phòng hộ cũng ngày càng được mở rộng.

Bài 2: Phát huy hiệu quả phòng chống sạt lở bằng giải pháp kè li tâm

Ưu điểm của phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau, quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng

Bài liên quan

Giải pháp phòng, chống sạt lở bờ biển hiệu quả từ đê trụ rỗng

Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cấp bách đầu tư các dự án kè phòng chống sạt lở tại huyện Cần Giờ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp bàn giải pháp phòng chống sạt lở vùng ĐBSCL

Triển khai nhiều giải pháp ứng phó

Ngay khi xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau (năm 2009), UBND tỉnh đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp ứng phó, trong đó phương pháp được sử dụng nhiều là kè bằng rọ đá, đóng cọc tre, cừ tràm, cừ dừa... Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ sử dụng được một thời gian ngắn, hiệu quả không cao nên chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp mới.

Ông Nguyễn Minh Hạnh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau) cho biết: Để bảo vệ bờ biển trước nguy cơ sạt lở, trước đây, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã nghĩ ra giải pháp kè bằng rọ đá khoảng 50 - 60m nhằm giảm sóng, giúp rừng ngập mặn ven biển phục hồi và tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được khoảng 3 năm, do kết cấu rọ được làm bằng sắt, thép nếu để ngập sâu trong môi trường nước biển sẽ đứt, vỡ rọ đá nên chi phí thi công rất tốn kém.

Ngay khi xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp ứng phó, trong đó phương pháp được sử dụng nhiều là kè bằng rọ đá
Ngay khi xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp ứng phó, trong đó phương pháp được sử dụng nhiều là kè bằng rọ đá

Sau thời gian đó, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm phương pháp chống sạt lở bằng tường đá (đê đá). Ban đầu tỉnh chỉ thử nghiệm 300m, hiệu quả mang lại mặc dù chưa cao nhưng bước đầu cũng ngăn được sóng biển.

Chất lượng công trình vẫn đảm bảo, không có hiện tượng nứt vỡ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của các chuyên gia và đơn vị chức năng.

Sau hàng loạt các biện pháp được thi công chưa đem lại hiệu quả tối ưu, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã tiếp tục nghiên cứu và đưa vào ứng dụng phương pháp kè mới, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương là cây tràm để khắc phục tình trạng sạt lở ven biển.

Theo đó, tỉnh Cà Mau đã sử dụng thân cây tràm, bó thành bó to rồi đóng sâu xuống lòng biển, cách bờ khoảng 50m. Với đặc tính của cây tràm có thể chống chịu được môi trường nước mặn nên phương pháp này đã phát huy tốt hiệu quả ngăn ngừa sạt lở bờ biển và khôi phục rừng phòng hộ.

Phương án tối ưu

Nhận thấy có thể cải tiến phương pháp chống sạt lở bờ biển bằng cừ tràm để nâng cao hiệu quả sử dụng, ngành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã quyết định thay thế bằng cọc li tâm và đá tảng.

Sau quá trình thử nghiệm, tỉnh quyết định sử dụng và nhân rộng mô hình kè li tâm. Đến nay toàn tỉnh đã kè được hơn 28km bờ biển. Trong năm 2020, tỉnh tiếp tục tiến hành kè thêm 22km ở cả vùng biển phía Đông và phía Tây.

Ông Nguyễn Minh Hạnh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau) cho biết: Kè li tâm hay còn gọi kè ngầm tạo bãi, mang lại hiệu quả cao, có tác dụng vừa chống sạt lở đất chân đê vừa tạo bãi bồi cho rừng phòng hộ phát triển. Đây là loại kè kiên cố, được đánh giá phù hợp nhất trong các loại kè đã thử nghiệm.

Kè li tâm được thiết kế theo từng cấu kiện riêng lẻ với cọc dài khoảng hơn 6 - 8m, chiều rộng thân kè 2,6m
Kè li tâm được thiết kế theo từng cấu kiện riêng lẻ với cọc dài khoảng hơn 6 - 8m, chiều rộng thân kè 2,6m

Kè li tâm được thiết kế theo từng cấu kiện riêng lẻ gồm cọc li tâm dài khoảng 6 - 8m (cao trình đỉnh kè là 1,6m), chiều rộng thân kè là 2,6m, trong đó lọt lòng là 1,8m. Đường trục li tâm có chiều dài 7m, khoảng cách giữa hai cọc là 25cm. Kè li tâm được thi công lắp đặt dễ dàng tại các vùng biển, thời gian thi công khá nhanh chóng.

“Dựa trên tính năng hiệu quả của phương pháp sử dụng cừ tràm, trong thi công lắp đặt kè li tâm, chúng tôi vẫn sử dụng phên tràm thả xuống đáy để giảm giá thành và có độ lún cố định bằng nhau, sau đó mới đổ đá lên trên.

Phương pháp kè li tâm đã được các cơ quan chức năng, nhà khoa học đánh giá rất cao về hiệu quả sử dụng. Kè được thi công cách bờ biển từ 100 - 150m, sóng biển qua kè gần như bị triệt tiêu, không gây sạt lở.

Cùng với đó, phù sa lắng đọng khá nhanh, chỉ trong vòng hai năm là có thể trồng được rừng, giúp cho diện tích rừng phòng hộ ngày càng được mở rộng. Đồng thời, trên mặt đê kè có thể làm đường đi lại, phục vụ phát triển du lịch tại địa phương”, ông Hạnh chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Hạnh, phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng và hiệu quả đem lại khá lớn. Ưu điểm của phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau. Quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Giá thành của phương pháp này hiện nay chỉ còn khoảng 28 triệu/m. Tiết kiệm hơn so với những phương pháp kè khác.

Phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng và hiệu quả đem lại khá lớn
Phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng và hiệu quả đem lại khá lớn

Đáng nói, phương pháp kè li tâm có thể tái sử dụng để nâng cao hiệu quả ngăn chặn sạt lở ven biển và tiết kiệm chi phí. Cụ thể, theo ông Hạnh: “Sau khoảng 6 năm thi công, bãi bồi đã ổn định, rừng ngập mặn ven biển sẽ lan rộng tới sát mép kè. Chúng tôi có thể di dời cọc li tâm đến nơi khác (cách xa địa điểm cũ từ 80 - 100m).

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị sản xuất cọc li tâm liên hệ với tỉnh để cung ứng vật tư. Tỉnh sẽ xem xét, lựa chọn những đơn vị có uy tín, chất lượng để hợp tác lâu dài. Do vậy, trước mắt sẽ không lo thiếu vật liệu để thi công”.

Để nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa sạt lở bờ sông, bờ biển, tỉnh Cà Mau vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và áp dụng nhiều công trình khoa học để kè đắp bờ biển.

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển chưa ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, nếu không được ngăn chặn kịp thời và có những giải pháp hiệu quả thì sạt lở bờ biển sẽ gây nguy hại cho môi trường sinh thái, mất rừng phòng hộ ven biển, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng... từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu, nhân rộng các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng Kinh tế

Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức thông qua chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu công nghiệp (KCN) cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới Doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Hướng đi cho sự tăng trưởng của ngành Công thương TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Hướng đi cho sự tăng trưởng của ngành Công thương TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 8/5, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 4; nhiệm vụ, giải pháp tháng 5/2025. Tại đây, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
4 tháng đầu năm, Hải Dương thu hút FDI và DDI vượt chỉ tiêu Kinh tế

4 tháng đầu năm, Hải Dương thu hút FDI và DDI vượt chỉ tiêu

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Hải Dương thu hút DDI hơn 8.600 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2024 và thu hút FDI đạt 157,7 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Xem thêm