Tag
"Chìa khóa" để khơi thông nguồn lực, phát huy giá trị di tích đền Rừng

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

Người Hà Nội 29/03/2025 09:00
aa
TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Độc đáo lễ rước nước đền Rừng Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Trăn trở về không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trục sông Hồng sẽ phát triển là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch cũng định hướng có 5 trục không gian chính, trong đó trục sông Hồng sẽ phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của TP Hà Nội.

Tại đây, cần xây dựng hạ tầng giao thông tiếp cận gồm giao thông dọc sông, cầu qua sông, tuyến đường thủy dọc sông, cảng sông, bến đậu du thuyền… gắn với các giải pháp đảm bảo hành lang thoát lũ và thích ứng với điều kiện thủy văn của sông.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng đề ra những định hướng cơ bản cho quy hoạch đô thị sông Hồng như: Xây dựng hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch và các tiện ích đô thị; đồng thời, cải tạo khu dân cư hiện hữu, đảm bảo chất lượng sống khu dân cư hai bên sông, di dời các khu nhà ở không an toàn và kém chất lượng và bên ngoài hành lang sông; xây dựng các tuyến đường cảnh quan dành cho người đi bộ và xe đạp…

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
Đền Rừng có vị trí đắc địa, hướng ra sông Hồng, có tiềm năng để trở thành những không gian văn hóa hấp dẫn

Theo Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà, nhiều năm nay, quận rất mong muốn và trăn trở làm thế nào để phát huy được những giá trị văn hóa - lịch sử gắn với phát triển đô thị dọc bờ sông Hồng, nhất là khu vực bãi giữa sông Hồng gắn với cây cầu Long Biên.

“Không chỉ có Long Biên mà chắc chắn thành phố và các quận, huyện khác dọc hai bên sông Hồng cũng trăn trở trách nhiệm làm thế nào có các hoạt động góp phần kết nối và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử, kiến trúc trên địa bàn gắn với phát triển không gian sáng tạo, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy”, Chủ tịch UBND quận Long Biên nói.

Theo đánh giá của chị Thạch Thị Hạnh, Công ty Du lịch HT, với vị trí đắc địa như đền Rừng và một số di tích khác dọc sông Hồng như đền Ghềnh, đình Chèm, làng gốm Bát Tràng… nếu biết khai thác theo hướng những không gian sáng tạo, các điểm đến kết nối với nhau thì di tích ven sông Hồng sẽ phát huy hiệu quả giá trị.

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
Đền Rừng hướng ra sông Hồng

Cần sự vào cuộc của các đơn vị lữ hành

Theo TS Bùi Văn Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế, trường Đại học Thủ đô, tuyến du lịch sông Hồng là một sản phẩm hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước, mà cả khách quốc tế. Nếu biết cách khai thác, sản phẩm này có nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt với đối tượng khách nước ngoài đến từ Châu Âu.

Không phải tự nhiên mà đền Rừng thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan trong những năm gần đây. Bởi nơi đây có địa thế đẹp, cửa đền nhìn ra sông Hồng, bến bãi rộng rãi, lại sở hữu sản phẩm văn hóa đặc sắc, đó là nơi thực hành thường xuyên nghi lễ hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Theo chia sẻ của thủ nhang Hoàng Xuân Mai, sắp tới, theo lộ trình khai thác và quản lý đền Rừng, bến thuyền trước cửa đền sẽ được bố trí làm điểm check-in bằng việc trồng các loại hoa, thiết kế cảnh quan phù hợp với di tích tâm linh. Với không gian thoáng đãng, rộng rãi, về lâu dài, đây cũng có thể là nơi trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương và Hà Nội.

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
Thủ nhang đền Rừng Hoàng Xuân Mai nỗ lực để đền Rừng trở thành không gian văn hóa đặc sắc, hấp dẫn du khách và các bạn trẻ

Được biết, sau gần 30 năm khai thác, hiện nay, Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng từ chỗ ban đầu chỉ có một tuyến mang tên “Ấn tượng sông Hồng” nay đã có thêm 5 chương trình đi từ Hà Nội tới các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam với nhiều điểm tham quan nổi tiếng. Tín hiệu này cho thấy tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng.

Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, thủ nhang Hoàng Xuân Mai hy vọng, thời gian tới, sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp lữ hành tham gia vào khai thác, đầu tư, khơi dòng cho tuyến du lịch sông Hồng.

Bên cạnh đó, sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc đầu tư, kết nối các di tích, điểm đến dọc sông Hồng một cách bài bản, có chiến lược là vô cùng cần thiết, để đền Rừng trở thành không gian văn hóa đặc sắc, điểm đến hấp dẫn, từ đó lan tỏa rộng rãi, phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; đồng thời đóng góp vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 09-NQ/TU mà Thành ủy đề ra.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Xem thêm