Tag
Ghi chép chân thực từ “bức tường lửa” biên cương chống dịch Covid-19

Bài cuối: Ai sẽ cứu những phận người “vượt biên bằng mọi giá”?

Phóng sự 26/11/2020 07:22
aa
TTTĐ - Trước đoàn người rồng rắn “vượt biên”, nhiều đồn biên phòng ở Cao Bằng đã phải tích trữ cả một căn phòng đầy mì tôm để chống đói cho bà con sau khi bị bắt giữ vì xuất nhập cảnh trái phép. Nhiều người đói khát, bê bết bùn đất, gặp mì tôm sống ăn luôn, nhai ngấu nghiến.
Một chốt kiểm soát dịch bệnh do lực lượng biên phòng lập để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép
Một chốt kiểm soát dịch bệnh do lực lượng biên phòng lập để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép
Kỳ 1:Bắt tổ ong vò vẽ, bẻ hoa chuối rừng để gồng mình chống dịch

Bất chấp Covid-19, vượt biên để trở thành của độc, của hiếm

Xuất cảnh trái phép, vi phạm hẳn hoi, được “đón về” tại đường biên mốc giới, không ai trách phạt câu nào, được cơm bưng nước rót 14 ngày trong khu cách ly y tế, được hỗ trợ ăn ở, đi lại, tiễn ra tận bến xe, mua vé cho hồi hương… Ngần ấy chăm bẵm, thế mà vừa chia tay cán bộ hỗ trợ nhân đạo cho họ sau quá tìrnh xuất cảnh trái phép, họ lại ngay lập tức vòng về biên ải để vượt biên tiếp?

Tại sao? Tại vì đói nghèo và thiếu hiểu biết, hai cái luẩn quẩn này khiến họ chưa tìm được lối ra. Ai sẽ giúp họ thoát ra khỏi được hai cái vòng kim cô kia?

Lý do rất đơn giản để họ vượt biên về: Bị chính sách xử lý quyết liệt, nặng nề, nghiêm khắc với các đối tượng cư trú trái phép của Trung Quốc “dồn” đến chỗ không dám lưu lại xứ người thêm một giờ, một ngày nào nữa. Cái thứ hai, kể cả ở lậu được, thì giữa mùa dịch bệnh, doanh nghiệp và hộ sản xuất đều lao đao, chả ai thuê mướn. Ở đó thì chết đói. Với các nghề nhạy cảm mà rất nhiều chị em theo đuổi: quán bar, vũ trường, chỗ tụ bạ đổ đốn, giờ tan hoang vì Covid-19, chả ai ngó ngàng. Đói đầu gối phải… bò về.

Đó là chuyện của kẻ về, về rồi lại sang tiếp với hy vọng lần này sẽ không bị tóm cổ đẩy về nữa. Còn người đi thì sao?

Như bài trước phân tích, có một nhóm người buộc phải sang Trung Quốc để giải quyết nốt các vấn đề “ân oán” nợ nần. Có bà chửa sắp đẻ đến nơi mà mình là người đẻ thuê, phải sang đó để giao con lấy hơn 200 triệu đồng chứ. Không lẽ, cấy phôi từ tinh trùng người lạ vào người rồi, sắp đẻ rồi, không sang đẻ như cam kết thì mất trắng mấy trăm triệu, lại phải nuôi con người nào đó suốt đời giữa tận cùng khố khó ư? Có người đẻ xong, bị đẩy đuổi về, tiền chưa hề nhận, giờ phải sang chứ. Tương tự, nhiều người vẫn đói nghèo như bao năm qua, vẫn muốn đi làm ăn như cũ theo đường dây cũ, cứ đi với hy vọng cư trú bất hợp pháp được như bao năm trước. Đặc biệt, lúc này, người làm thuê, người “dịch vụ” về quê hết rồi, khách đang khan hàng, nếu mình sang thì là của độc/ của hiếm/ của đắt đỏ. Tóm lại tiền sẽ được nhiều hơn khi trước.

Đấy là chưa kể, nhiều người giả ngô giả nghê, ương bướng có ý bất chấp luật pháp để làm bậy. Có người vượt biên bị bắt, ăn vạ bảo là tôi đi lạc vào vùng biên, có sai phạm gì đâu mà cứ bắt nạt dân. Nếu phạt ta chả có tiền, có mỗi con dao đi chặt mía thuê, tịch thu thì lấy luôn đi. Có người nhập cảnh trái phép xong, cán bộ đến đưa đi cách ly, còn kiên quyết không đi, đòi phải trả tiền công 200.000 đồng/ngày mà lẽ ra anh ta đi làm thuê có được thì mới “ok”. Có ông ở Bảo Lạc, Cao Bằng, thương thảo với đồn trưởng đồn Cô Ba: “Cho con ta đi cách ly, phải trả tiền nó và tối nó cách ly, ngày về đi nương nhé!”. Chung quy vì tiền cả.

Một số tổ chốt, cán bộ chiến sỹ sinh hoạt trong ánh đèn dầu

Ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: “Cao Bằng có đường biên giới dài hơn 333km. Có cửa khẩu quốc tế, song bà con hầu như không “hồi hương” theo đường chính thức đó. Rất nhiều bà con, hầu hết người dân nghèo, lại có đường dây móc nối đón sang bên kia để làm ăn. Trong quá trình kiểm tra chống dịch Covid-19 dạt về, cơ quan chức năng cũng phát hiện ra nhiều tội phạm, các đối tượng bị truy nã.

Giữa lúc cao điểm dịch Covid-19, sang đó, bà con không tìm được việc lại bị đẩy đuổi về. Có người trốn về, bị cách ly, lại trốn đi, bị giữ lại và vào khu cách ly đợt 2 luôn. Mà bây giờ chế tài chưa có, phạt về xuất nhập cảnh trái phép mấy triệu đồng, bà con cũng chẳng có gì để nộp phạt.

Đợt dịch lần 1, phương tiện công cộng không được về đến Hà Nội, xe bus bị cấm hết. Trong khi hết cách ly, bà con vẫn phải được trả về các tỉnh, chẳng lẽ tỉnh Cao Bằng phải đưa từng người, ví dụ ở tít miền Trung hay Kiên Giang, về quê họ sao? Lấy đâu ra kinh phí? Chúng tôi chỉ còn cách là đánh công văn vào tỉnh, công dân này đến ngày này hết cách ly, Cao Bằng sẽ tổ chức chuyến xe đưa họ về Hà Nội để “tỉnh bạn” mua vé tàu xe cho họ về. Vả lại, đói quá thì người ta phải đi làm ăn, họ nghĩ đơn giản có đường dây dắt đi là đi thôi. Áp giải về, có thể bà con không về nhà mà lộn lại, vượt biên đi làm ăn tiếp…”.

Lực lượng Biên phòng tuần tra biên giới, chống dịch Covid-19
Lực lượng Biên phòng tuần tra biên giới, chống dịch Covid-19

Thượng tá Phạm Vũ Dương, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho PV Tuổi trẻ Đời sống biết: "“Từ khi dịch bệnh Covid-19 (đầu năm 2020) xuất hiện ở Việt Nam, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép có diễn biến rất phức tạp. Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã trải qua khoảng 6 tháng “căng mình” chốt chặn ở các khu vực trọng yếu. Cơ sở vật chất tại các vị trí chốt đều là nhà bạt tạm ở nơi hiểm trở, xa xôi nên cán bộ chiến sỹ tham gia chốt chặn gặp nhiều khó khăn. Mùa đông thì rét mướt, sương mù dày đặc ẩm ướt, mùa hè thì nắng nóng kinh khủng mà không có điện. Anh em vẫn phải duy trì lực lượng. Có những chốt, anh em phải đi lấy nước rất xa, phải sinh hoạt trong ánh đèn dầu.

Chưa hết, sau khi ngăn chặn quyết liệt thì các đối tượng lợi dụng đêm tối và đi xuyên rừng vòng qua các tổ trại kiểm soát của ta nên gây nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi đã bố trí nhiều điểm, nhiều lớp để ngăn chặn tối đa tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, gây ra hiểm họa lây truyền dịch bệnh Covid-19.

Sau khi dịch tạm lắng (đợt 1) thì các lực lượng khác cơ bản rút về, riêng bộ đội biên phòng vẫn chốt chặn từ khi có dịch đến nay, thậm chí còn được tăng cường thêm lực lượng. Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường trực 24/24, nhằm ngăn chặn tuyệt đối xuất nhập cảnh trái phép, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ hai bùng phát như hiện nay. Đã có 114 điểm chốt chặn và duy trì lực lượng cơ động tuần tra kiểm soát!”.

Thượng tá Phạm Vũ Dương nhấn mạnh: Tính từ đầu năm 2020 đến nay, bộ đội biên phòng đã chủ trì bắt giữ 7 vụ với 12 đối tượng có hành vi tổ chức môi giới đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Thủ đoạn của chúng rất tinh vi. Thứ nhất là hành trình đưa đối tượng vượt biên được chia nhỏ thành từng công đoạn, với từng chặng đường, từng người/ nhóm người phụ trách khác nhau. Đến đoạn nào thì ai dẫn đi, từ trong TP HCM ra đến sân bay Tân Sơn Nhất là ai đón, sau đó xuống sân bay thì ai đón và đến Thái Nguyên họ dừng lại.

Có người dẫn lên xe đi Cao Bằng. Lên đến nơi lại có đối tượng khác dẫn đi. Họ phân chia ra rất nhiều giai đoạn và để đấu tranh tìm ra đường dây là cả một quá trình khó khăn. Thứ hai, các đối tượng chủ yếu sử dụng zalo và mạng wechat của Trung Quốc để liên lạc giao dịch với nhau, rất khó về cả phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng biên phòng để điều tra xử lý.

Trước đoàn người rồng rắn “vượt biên”, nhiều đồn biên phòng ở Cao Bằng đã phải tích trữ cả một căn phòng đầy mì tôm để chống đói cho bà con sau khi bị bắt giữ vì xuất nhập cảnh trái phép. Nhiều người đói khát, bê bết bùn đất, gặp mì tôm sống ăn luôn, nhai ngấu nghiến.

Các bi kịch kia tồn tại và khó xử lý, do đâu? Có lẽ, bên cạnh nhắc nhở và hỗ trợ nhân đạo, chúng ta cũng cần tuyên truyền xử lý nghiêm các đối tượng tái phạm với các hành vi xuất nhập cảnh trái phép. Quy định luật pháp đã có, chỉ cần hành động quyết liệt để nâng cao tính răn đe. Mặt khác, tận tụy tìm sinh kế giúp bà con ổn định cuộc sống trong nội địa. Chỉ như thế, chúng ta mới phòng ngừa tốt nhất đại dịch Covid-19, đồng thời thực hiện một cách nhân văn nhất các chính sách an sinh xã hội.

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm