Tag

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

Văn học 21/10/2024 13:00
aa
TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Bâng khuâng Khau Vai Bâng khuâng Khau Vai

TTTĐ - Những nhớ nhung, mong ngóng tha thiết như tiếng sáo chiều vút lên gọi bạn, bay trên những đỉnh núi cao chất ngất ...

Đắm say xòe Thái Mường Lò Đắm say xòe Thái Mường Lò

TTTĐ - Mỗi năm, khi mùa xuân đến, núi rừng Tây Bắc bừng lên màu nắng non tươi. Bao chồi non lộc biếc thẹn thùng ...

Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả khéo léo mời gọi người đọc cùng thức dậy với mùa thu đang chờ đón ngoài cửa. Lời thơ như tiếng gọi thân thuộc, dịu dàng nhưng cũng đầy khẩn thiết, gợi lên cảm giác hòa mình vào nhịp sống núi rừng.

người dân làng Kon H’ngo K’tu, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum qua lại con sông Đăk Bla để đi làm rẫy
Người dân làng Kon H’ngo K’tu, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum qua lại con sông Đăk Bla để đi làm rẫy

Hình ảnh dòng sông Đăk Bla “chảy ngược” được nhắc đến không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên mà còn ẩn chứa những tầng nghĩa sâu sắc về sự chuyển mình và những nghịch lý đầy thú vị của cuộc đời. Sông và mây dường như đang "rong chơi", mang trong mình sự tự do và khoáng đạt của đất trời Tây Nguyên.

Giữa không gian ấy, những chi tiết về "cà phê", "sương vương cây lá" và hương thơm của "tiêu xanh, sầu riêng" hiện lên, gợi tả cuộc sống thường nhật ở Phố Núi - nơi những khó khăn dường như rồi cũng sẽ qua đi. Bài thơ tạo nên sự đối lập nhẹ nhàng giữa những vất vả đời thường và vẻ đẹp thi vị của thiên nhiên, như một lời động viên, sẻ chia.

Đặc biệt, câu thơ “Vừa nhường cả trời xanh cho mây trắng” là một nét chấm phá đầy tinh tế, vừa miêu tả cảnh tượng bình minh nhường đêm tối, vừa hàm chứa triết lý nhân sinh về sự nhường nhịn, chuyển giao.

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong
Dòng sông Đăk Bla uốn lượn ôm trọn thành phố Kon Tum

Hình ảnh sông Lung Leng kể chuyện như đưa người đọc lạc vào một miền cổ tích, nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa và tâm hồn của vùng đất Kon Tum.

Ở phần cuối, tác giả bày tỏ niềm tự hào về truyền thống, quá khứ “vạn năm” và tình yêu sâu đậm dành cho quê hương. Lời thơ như vang vọng tiếng gọi của tiền nhân, nhắc nhở về những giá trị bền vững vẫn được nâng bước qua từng thế hệ.

“Đánh thức bình minh” không chỉ là bức tranh cảnh sắc mà còn là bản hòa ca của tình người, thiên nhiên và lịch sử. Bài thơ khép lại với nỗi nhớ Kon Tum da diết, như một lời tri ân và gắn bó với vùng đất giàu truyền thống, nơi mỗi cảnh vật đều có câu chuyện riêng để kể.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ “Đánh thức bình minh” của nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh!

ĐÁNH THỨC BÌNH MINH

Dậy đi em mùa thu chờ trước cửa

Dùng dằng sông chở nắng trước hiên nhà

Mây rong chơi lội ngang dòng chảy ngược *

Đăk Bla** quen lạ giữa đại ngàn.

Nơi hợp lưu dòng sông Đăk Bla và dòng sông Pô Kô thành sông Sê San trên địa bàn xã Kroong, thành phố Kon Tum
Nơi hợp lưu dòng sông Đăk Bla và dòng sông Pô Kô thành sông Sê San trên địa bàn xã Kroong, thành phố Kon Tum

Dậy đi em, cà phê cùng anh

Khi Phố núi sương còn vương cây lá

Sẽ qua thôi những tháng ngày vất vả

Tiêu xanh, sầu thơm đưa hương.

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong

Dậy đi em mà thương ánh sao hôm.

Vừa nhường cả trời xanh cho mây trắng.

Dưới lòng sông kia là một miền cổ tích

Lung Leng*** kể chuyện non ngàn.

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong

Bâng khuâng đợi bên sông

Anh nhận ra rất rõ...

Dấu tích tiền nhân nâng bước cháu con mình

Vạn năm qua rồi yêu thương còn đồng vọng

Kon Tum ơi! thương nhớ tự bao giờ!

Kon Tum tháng 10/2024


*Phần lớn các con sông ở Việt Nam đều chảy về hướng đông rồi đổ ra biển thì sông Đăk Bla (Kon Tum) lại chảy ngược về Tây.

** Sông Đăk Bla hay Krông B'Lah là phụ lưu hợp thành chính của sông Sê San.

*** Lung Leng là di chỉ khảo cổ có niên đại từ thời tiền sử thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Bức tranh toàn cảnh thời tiền sử hàng vạn năm trước.

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm