Tag

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Xã hội 27/05/2022 09:34
aa
TTTĐ - Vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng đã được đặt trong tình trạng báo động từ nhiều năm nay. Thế nhưng, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 vẫn tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi chỉ trong quý I/2022. Điều gì đang xảy ra?
Ép con học quá mức cũng phải coi là bạo lực gia đìnhLàm rõ thủ đoạn đường dây dụ dỗ trẻ em rồi bán cho quán karaoke, nhà hàngHà Nội phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2022

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi trong quý I

Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhập internet thành một phần tất yếu của cuộc sống. Với sự phát triển và những công cụ kết nối do internet mang lại, các em sử dụng và tiếp nhận internet giống như môi trường giao tiếp cuộc sống của mình, đó là cách thức trẻ tiếp xúc với thế giới, liên lạc với bạn bè, học tập, các trò chơi giải trí và thậm chí với các thành viên trong gia đình.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, ở các thành phố lớn trên toàn quốc, Việt Nam có đến 96,9% trẻ có sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game.

Ảnh minh họa. (Nguồn: rivcosafe.org)
Ảnh minh họa. (Nguồn: rivcosafe.org)

Cũng theo UNICEF, trong đại dịch COVID-19, cuộc sống của hàng triệu trẻ em tạm thời bó hẹp trong gia đình và màn hình máy tính, ti vi. Trong thời gian này, học sinh học tập, giao lưu nhiều hơn trên mạng Internet.

Việc dành nhiều thời gian trên không gian mạng đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với trẻ em như: lộ thông tin cá nhân; Xâm hại tình dục trẻ em, mại dâm và buôn bán trẻ em; bắt nạt trực tuyến; sử dụng quá mức và nghiện…

Đáng báo động, theo báo cáo của một trong các thành viên Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong quý 1 năm nay, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi, tư vấn khoảng 10.600 ca (tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm 2021).

Thống kê của Cục Trẻ em cũng cho thấy, trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 147 trẻ bị xâm hại, tăng 30 em so với quý 1/2021, trong đó có các trường hợp bị bạo lực, xâm hại tình dục, bị bắt bóc, mất tích hoặc bị bỏ rơi.

Điều đáng lo ngại là số trẻ em bị xâm hại qua các năm qua có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Có thời điểm, tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Theo nhận định chung, sự gia tăng này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng; một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em; Một phần nữa việc phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn nên số liệu có tăng lên.

Dù lý do gì đi nữa thì thực tế số trẻ bị xâm hại là rất lớn. Đây là những con số đau lòng và rất đáng báo động, cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa.

Chú trọng đào tạo kĩ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em

Tại hội thảo “Định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” diễn ra ngày 25/5, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Hiện nay, công tác truyền thông và nhận thức về an toàn của trẻ em trên môi trường mạng đang có nhiều khoảng trống lớn chưa được lấp đầy. Vấn đề trẻ em không còn là vấn đề quyền con người mà còn là vấn đề hội nhập và phát triển kinh tế, nhiều quốc gia sẵn sang lập rào cản thương mại đối với những nền kinh tế bóc lột và lợi dụng trẻ em.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Theo ông Đặng Hoa Nam, truyền thông phải đóng vai trò tiên phong trong nâng cao nhận thức, trách nghiệm của các bên liên quan trong bảo vệ trẻ em. Báo chí và truyền thông cũng cần giúp cho xã hội, các bậc phụ huynh nhận thức tốt và cập nhật các kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em bởi phụ huynh chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em.

Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con một cách tỉ mỉ về việc sử dụng mạng xã hội sao cho đúng cách, hợp lý và mang lại lợi ích cho việc học của trẻ. Khi trẻ ở tuổi vị thành niên thì cha mẹ phải giám sát chứ không chỉ hướng dẫn đơn thuần, thậm chí phải khóa các kênh có nội dung truyền bá độc hại, luôn làm bạn, lắng nghe, để hiểu, nắm bắt những sự việc diễn ra xung quanh trẻ, từ đó định hướng kịp thời.

Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đầu tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025". Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một Chương trình ở cấp quốc gia riêng về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã thành lập mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với sự tham gia của các đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều tổ chức liên quan. Mạng lưới là tổ chức phối hợp liên ngành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Để tránh gặp phải những rắc rối khi sử dụng không gian mạng, tổ chức UNICEF khuyến cáo các em không làm quen và trò chuyện với người lạ; Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng; Tuyệt đối không chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm; Không chia sẻ vị trí định vị khi sử dụng các ứng dụng trên mạng; Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp; Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác...

Để triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ cần các cơ quan chính phủ mà cần sự chung tay, phối kết hợp của các tổ chức (UNICEF, Worldvisison, Childfund, MSD….), doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mỗi đơn vị, mỗi cá nhân đều đóng góp vào việc nâng cao nhận thức cá nhân, cộng đồng trong việc tự bảo vệ con em mình khi tham gia môi trường mạng.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng.

Trên tất cả, gia đình, nhà trường... phải là những “bức tường lửa” để giúp trẻ đứng vững trước những cám dỗ của thế giới mạng.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra mắt website mạng lưới, ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với mục đích truyền thông, lan tỏa các kỹ năng, kiến thức về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa chỉ website: https://vn-cop.vn.

Đọc thêm

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

TTTĐ - Sáng nay, Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 đã diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 6 và 7/5, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình được dự báo có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi Xã hội

68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi

68 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng vừa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có 2 trưởng phòng, 35 phó trưởng phòng và nhiều chỉ huy cấp đội, xã.
Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 5/5, Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải Xã hội

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5, UBND tỉnh Điện Biên sẽ khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân Đô thị

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

TTTĐ - Với sự trách nhiệm, tận tụy cùng cách vận động thuyết phục, khéo léo của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phường Thanh Xuân Trung trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã tạo được sự đồng thuận của người dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.
Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai BHXH & Đời sống

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai

TTTĐ - Việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ giúp người lao động tự do có khoản thu nhập ổn định khi hết tuổi lao động mà còn thể hiện sự chủ động trong việc chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, đặc biệt trong bối cảnh người lao động tự do thường không có các chế độ bảo hiểm bắt buộc như nhóm lao động có hợp đồng.
Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc Xã hội

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

TTTĐ - Phế thải xây dựng được doanh nghiệp tuồn vào thi công dự án tại Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Sơn, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến người dân bức xúc.
Xem thêm