Tag

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống

Người Hà Nội 06/08/2024 16:57
aa
TTTĐ - Không chỉ là những tấm bảng treo ở nơi công cộng, gần 1 thập kỷ qua, 2 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội bền bỉ thẩm thấu vào đường ăn, nếp ở, hành xử của mỗi người dân Thủ đô để cùng lan toả và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Đẩy mạnh việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử tại Hà Nội Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình tuyên truyền quy tắc ứng xử, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, sáng 6/8, Đoàn Đoàn kiểm tra của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã kiểm tra thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn 2 quận Hà Đông và Hai Bà Trưng.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Việc tuyên truyền quy tắc ứng xử trong trường học được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau tại trường Tiểu học Vạn Bảo

Theo đồng chí Phạm Đình Tuyên - Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Hà Đông, để đẩy mạnh việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), thời gian qua, quận Hà Đông đã đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy tắc ứng xử được tổ chức hiệu quả qua nhiều hình thức như trên hệ thống truyền thanh từ quận đến cơ sở, trên Cổng thông tin điện tử, Bản tin Hà Đông, hội nghị, tọa đàm, tập huấn.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Học sinh thích thú với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động

17/17 phường đã tuyên truyền trực quan, niêm yết công khai nội dung Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại trụ sở cơ quan, đơn vị; phổ biến lồng ghép trong các buổi hội họp, sinh hoạt đoàn thể. Bên cạnh đó các phường đẩy mạnh việc tuyên truyền quy tắc ứng xử trên các trang mạng xã hội face book, zalo,...

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội trong thư viện trường Tiểu học Vạn Bảo

Ra đời từ năm 2017, đến nay, sau gần 1 thập kỷ, việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội đã trở thành thói quen, nếp sống đối với mỗi cán bộ công chức, viên chức cũng như người dân Thủ đô.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Bộ Quy tắc ứng xử được niêm yết ở Đình Vạn Phúc

Theo đồng chí Phạm Đình Tuyên, nội dung quy tắc ứng xử được đưa vào sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi đoàn, họp cơ quan, đơn vị, ký cam kết thực hiện quy tắc ứng xử, phát động thi đua ở các cấp (địa phương, tổ dân phố, khu dân cư...).

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Du khách nước ngoài thăm quan di tích Đình - Đền - Chùa Hai Bà Trưng

Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin quận đã tham mưu UBND quận in và phát 87.175 tờ rơi với nội dung tuyên truyền về quy tắc ứng xử nơi công cộng phát đến từng gia đình và niêm yết tại nhà văn hóa tổ dân phố, điểm sinh hoạt cộng đồng, các điểm công cộng trên địa bàn quận; in và bàn giao 100 pano tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng, treo tại các di tích.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Quy tắc ứng xử được niêm yết tại di tích lịch sử Đình - Đền - Chùa Hai Bà Trưng

Kết quả cho thấy, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận trong thời gian qua đã và đang được triển khai linh hoạt, sáng tạo tại một số địa phương và đạt được những kết quả đáng ghi nhận; tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng như tại khu Trung tâm kinh doanh lụa, khu văn hóa tâm linh đình, đền, chùa của phường Vạn Phúc; cụm di tích Đình-Chùa-Bia Bà La Khê phường La Khê; di tích Đình La Cả phường Dương Nội, di tích Đình Vân Nội phường Phú Lương,...

Sáng cùng ngày, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử tại quận Hai Bà Trưng, bao gồm: chợ Hôm, khu di tích Đình - Đền - Chùa Hai Bà Trưng và bộ phận một cửa UBND phường Lê Đại Hành.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Đoàn kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại chợ Hôm

Theo ghi nhận của đoàn, công tác triển khai, tổ chức thực hiện 2 quy tắc ứng xử được các ban, ngành, đoàn thể trong toàn quận vào cuộc.

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2024, quận Hai Bà Trưng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc thực hiện Chương trình 06 của Thành uỷ Hà Nội nhằm “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

18 phường trên địa bàn quận đã đăng ký thực hiện 25 mô hình, hoạt động sáng tạo, thiết thực, hiệu quả thực hiện cuộc vận động, tập trung vào các nội dung tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn hóa, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Quy tắc ứng xử niêm yết tại UBND phường Lê Đại Hành

Các phường duy trì, nhân rộng các mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Theo bà Thành Thị Kiều Oanh - Phó Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Hai Bà Trưng: Việc triển khai thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng được các phòng ban, đơn vị và nhân dân đồng thuận hưởng ứng thực hiện, phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của Nhân dân ở cơ sở.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Cán bộ bộ phận một cửa tiếp nhận yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân

UBND quận đã tổ chức tuyên truyền tại các chợ truyền thống bằng các hình thức đa dạng như: Tập huấn các nội dung quy tắc ứng xử cho ban quản lý các chợ; sử dụng đĩa, file âm thanh để phát thanh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh các chợ; đưa nội dung quy tắc ứng xử vào nội quy chợ, đóng khung treo tại khu vực trung tâm để người mua-bán đều dễ quan sát, thực hiện.

Ban quản lý các chợ in ấn, cấp phát bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cho các hộ dân kinh doanh, thiết kế in ấn các nội dung có liên quan trực tiếp đểcác hộ dân niêm yết tại cửa hàng. Ban quản lý các chợ tuyên truyền cho tiểu thương giao tiếp thân thiện khi mua, bán hàng hóa, niêm yết giá, nguồn gốc sản phẩm, không sử dụng hóa chất độc hại.

Qua thực tế kiểm tra, Đoàn công tác của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã đánh giá cao công tác triển khai thực hiện 2 bộ quy tắc của các đơn vị trên địa bàn 2 quận.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Bộ quy tắc ứng xử được niêm yết tại bộ phận một cửa phường Lê Đại Hành

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác đã góp ý một số nội dung cần khắc phục tại thời điểm kiểm tra như việc thường xuyên kiểm tra để thay thế các bảng niêm yết quy tắc ứng xử đã bị cũ, mờ, thường xuyên kiểm tra và đưa vào báo cáo những số liệu triển khai cụ thể. Bà Nguyễn Thị Việt Hà - Phó phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) đã ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng của các cấp lãnh đạo 2 quận Hai Bà Trưng và Hà Đông trong việc quán triệt và triển khai việc thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử. Đồng thời tuyên dương những mô hình hay, các làm tốt của hai đơn vị.

Bền bỉ từng ngày đưa quy tắc ứng xử vào đời sống
Bà Nguyễn Thị Việt Hà - Phó phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) phát biểu tại buổi làm việc với quận Hai Bà Trưng

Bên cạnh đó, bà Việt Hà cũng lưu ý các địa phương cần tiếp thu và sớm khắc phục những góp ý của thành viên trong đoàn. Thường xuyên kiểm tra, chỉnh trang, thay mới bảng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở vị trí dễ quan sát, nhiều người qua lại, đảm bảo mỹ quan; Gắn tuyên truyền thực hiện hai Bộ quy tắc ứng xử với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác...

“Chúng ta thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử nhằm hướng tới sự hài lòng của người dân tốt hơn, hướng tới xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Không chỉ ở một số mô hình điểm, việc triển khai thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử cần lan toả sâu rộng hơn nữa ở tất cả các cơ sở trên địa bàn hướng tới đạt được kết qủa toàn diện trêm các nội dung. Bên cạnh đó, các đơn vị cần làm nổi bật kết quả bằng số liệu thống kê cụ thể", bà Việt Hà nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm