Tag

"Biến tấu" thức ăn thừa sau Tết thành những món "lạ miệng"

An toàn thực phẩm 04/02/2025 12:00
aa
TTTĐ - Mâm cỗ Tết truyền thống với những món ăn quen thuộc như bánh chưng, giò, thịt gà... thường dễ bị thừa thãi. Để chống lãng phí lượng thức ăn này, chị em nội trợ lại "đau đầu" giải quyết thức ăn thừa sau ngày Tết.
Mối nguy hại từ thức ăn thừa Rước bệnh vì thói quen "tiếc rẻ" thức ăn thừa Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ người dân dịp Tết Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân

Tránh để thức ăn biến chất, ôi thiu dù đã bảo quản trong tủ lạnh

Để chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán, hầu hết các gia đình vẫn có thói quen nhiều thực phẩm để dự trữ. Đồ ăn trong ngày phải có đủ ít nhất những món cơ bản như: Gà, giò, chả, bát nấu, đĩa xào, bánh chưng, món rán...

Bánh chưng bị mốc dù cắt bỏ phần mốc sử dụng vẫn nguy hại đến sức khoẻ
Bánh chưng bị mốc dù cắt bỏ phần mốc sử dụng vẫn nguy hại đến sức khoẻ

Lượng thực phẩm nhiều nhưng đồ ăn nấu xong chủ yếu để thắp hương. "Mâm cao cỗ đầy" trong vài ngày Tết khiến ai cũng cảm thấy "ngán". Do đó, nhiều gia đình rơi vào tình trạng các món ăn bày trong mâm cỗ cúng lại tích trữ trong tủ lạnh và sử dụng từ bữa này tới bữa khác vẫn "ế".

hững thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như: bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt đông... Sự giàu có về dinh dưỡng cộng thêm yếu tố thời tiết nóng ẩm của mùa xuân năm nay nắng nóng bất thường là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.

Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng thức ăn nếu được bảo quản trong tủ lạnh thì hạn sử dụng sẽ "vô biên". Khi thức ăn có dấu hiệu biến chất như giò chả bị nhớt bên ngoài nhưng vẫn còn mùi thơm đặc trưng thì vẫn ăn được.

Thêm vào đó, với suy nghĩ cắt bỏ bánh chưng, bánh tét bị hỏng, hoặc chế biến bằng cách chiên thì an toàn. Món bánh chưng lỡ may có bị mốc đều được chế biến bằng cách cắt bỏ phần bị mốc rồi rán lên. Nhiều bà nội trợ cho rằng khi được rán chín, vi khuẩn nấm mốc sẽ chết, không ảnh hưởng khi sử dụng.

Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng đã cảnh báo các thực phẩm bị mốc, kể cả bánh chưng đều chứa loại nấm mốc họ Aspergillus và họ Penicillium. Nếu ăn những thực phẩm này, các loại nấm sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu dần gây nên ung thư gan.

Các loài nấm họ Aspergillus là tác nhân gây nên các chứng bệnh về hô hấp, dị ứng và suy giảm miễn dịch, đặc biệt là ở trẻ em. Còn nấm họ Penicillium có khả năng dẫn đến các bệnh về nhiễm trùng.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là thức ăn chín sẽ làm biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Đặc biệt, quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.

Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh, nhiều người có thói quen chỉ hâm nóng lại, là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Bởi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn.

Vì vậy, đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Các thực phẩm không thể nấu sôi như giò mỡ, thịt đông cần phải bảo quản kỹ càng bằng hộp kín, tránh vi khuẩn xâm nhập.

Cách chế biến thức ăn thừa sau ngày Tết thành món "lạ"

Bánh chưng là món ăn phổ biến không thể thiếu trong ngày Tết và cũng là một trong các món bị đưa vào "danh sách" thức ăn thừa ngày Tết đầu tiên.

Nhiều gia đình sử dụng biện pháp hấp lại hoặc chiên rán bánh chưng thừa ngày Tết để dùng cho bữa sáng. Tuy nhiên, thành phần làm nên bánh chưng là gạo, đỗ và thịt nên nếu ăn bánh chiên giòn nhiều dầu mỡ sẽ rất dễ ngấy và nhanh chán.

Để đưa ra cách xử lý món ăn này, hội chị em đã truyền tai nhau bí quyết chế biến bánh chưng rán nước lọc. Cách này sẽ giúp bánh mềm, dễ ăn, vẫn vàng đều 2 mặt mà không bị ngấm dầu mỡ, sẽ tránh cảm giác ngấy khi ăn.

Cách biến tấu thức ăn thừa sau ngày Tết thành món ngon nhức nách
Món bánh chưng pizza được các bạn nhỏ ưa thích

Ngoài bánh chưng rán nước lọc, chị em nội trợ có thể chế biến bánh chưng thừa sau ngày Tết thành món pizza bánh chưng. Đây cũng là món ăn "lạ miệng" khiến các bạn nhỏ rất ưa thích.

Gà là thực phẩm đứng hàng thứ hai trong danh sách các món dư thừa sau Tết. Để tận dụng gà thừa, mọi người có thể sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau như nấu súp, làm gỏi, hay nộm chung với các loại rau củ có sẵn, làm món gà khô cháy tỏi để ăn dần.

Gà có thể chặt miếng để kho gừng sả, xào lá chanh ăn cùng cơm nóng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, thịt gà xé có thể trộn với hành tây, hành lá, hành tím, tỏi, ớt thành món salad hấp dẫn, rất phù hợp để giải ngấy cho những món ăn nhiều đạm dịp sau Tết.

So với bánh chưng, giò lụa dễ chế biến hơn và cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Giò lụa thái kết hợp với thịt gà xé chỉ có thể thêm vào bát bún thang, phở cuốn hay chế biến vào salad ăn giải "ngấy" sau Tết.

Ngoài ra, giò chả cũng có thể được cắt khoanh làm mồi nhắm hoặc cắt hạt lựu làm nguyên liệu cho món cơm chiên. Giò chả rim nước mắm, hạt tiêu ăn cùng cơm nóng cũng là món ăn phù hợp vào mùa đông.

Trong dịp Tết, gia đình nào cũng đầy ắp trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long... để bày mâm ngũ quả. Thông thường, mọi người sẽ ăn trực tiếp và dùng để tiếp khách nhưng ăn mãi cũng chán.

Các loại trái cây như cam, táo, lê, thanh long , mọi người sẽ "hô biến" thành trái cây sấy thơm ngon. Chúng ta có thể sơ chế chỉ đơn giản cắt lát và sấy trong lò nướng khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C hoặc đến khi trái cây đủ khô. Trái cây sấy uống cùng trà tuyệt ngon, bảo quản bằng cách hút chân không và cất tủ lạnh dùng dần.

Trái cây làm sinh tố thập cẩm say nhuyễn giải khát cũng là một gợi ý tuyệt vời. Ngoài ra, các loại dứa, lê cũng có thể hầm lấy nước cốt để làm nước dùng cho các món chay (nước canh, nước lẩu...) rất ngon ngọt tự nhiên.

Đọc thêm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5 An toàn thực phẩm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Thủ đô Hà Nội thu hút rất đông lượt khách du lịch. Chính vì vậy, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch... nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng An toàn thực phẩm

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc.
Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao? An toàn thực phẩm

Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao?

TTTĐ - Nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai thậm chí uống nước cốt chanh "đậm đặc" để chữa nhiều bệnh, phòng ngừa ung thư... Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây là việc dùng nước cốt chanh sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, các loại bán thành phẩm đang được bảo quản trong kho không có thông tin rõ ràng (tên, ngày sản xuất…). Đoàn cũng phát hiện 6 loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng trong khu vực bếp.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Sáng 24/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty CP Thương mại quốc tế và xây dựng Anh Minh - cơ sở Bếp Lang Liêu (Địa chỉ: Số 7, ngõ 409 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả

TTTĐ - Đây là yêu cầu của đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả An toàn thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
An toàn từ những bếp ăn bán trú An toàn thực phẩm

An toàn từ những bếp ăn bán trú

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Xem thêm