Tag

Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Tin Y tế 10/11/2022 10:45
aa
TTTĐ - Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các đơn vị tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ Hà Nội: Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch đậu mùa khỉ Hà Nội: UBND huyện Chương Mỹ yêu cầu các địa phương chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật Đắk Lắk có ca nghi mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành ngày 9/11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng; Các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.

Biểu hiện của các ca bệnh đậu mùa khỉ
Biểu hiện của các ca bệnh đậu mùa khỉ

Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A (H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.

Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài Châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.

Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Đọc thêm

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu Tin Y tế

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

TTTĐ - Theo báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong dịp ngày nghỉ lễ tính từ 30/4 đến sáng 4/5, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu cho 600 ca bệnh, trong đó cấp cứu do tai nạn giao thông dưới 50% và số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia đã giảm nhiều.
Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân Tin Y tế

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo nhanh về công tác đáp ứng y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tiếp nhận hơn 900 ca khám cấp cứu, tai nạn giao thông.
Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim Tin Y tế

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, 17 tuổi, ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại xuyên thấu.
Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

TTTĐ - Chiều 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống một bệnh nhân bị điện giật, giữ trọn bàn tay nhờ cấp cứu kịp thời.
Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine Tin Y tế

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine.
Xem thêm