Tag

Bức tranh kinh tế của Quảng Nam trong 8 tháng năm 2021

Thị trường - Tài chính 09/09/2021 15:00
aa
TTTĐ - Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng một số lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Quảng Nam vẫn có chỉ số sản xuất tăng khá so với cùng kỳ.
Quảng Nam: Vừa kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Điện Bàn lại phát hiện F0 Quảng Nam: Vừa kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Điện Bàn lại phát hiện F0
Quảng Nam: 42 năm tù dành cho Phan Thành Thắng và các đồng phạm Quảng Nam: 42 năm tù dành cho Phan Thành Thắng và các đồng phạm
Quảng Nam: Mức khoán bảo vệ rừng thấp chưa thu hút được người dân tham gia Quảng Nam: Mức khoán bảo vệ rừng thấp chưa thu hút được người dân tham gia
Quảng Nam: Khẩn trương thu hoạch diện tích nông sản còn lại để ứng phó bão CONSON Quảng Nam: Khẩn trương thu hoạch diện tích nông sản còn lại để ứng phó bão CONSON
Cảng Kỳ Hà, Núi Thành, Quảng Nam (Ảnh: Cảng KH)
Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 8 tháng của Quảng Nam giảm 3,9% so với cùng kỳ (Ảnh: Cảng KH)

Trong 8 tháng năm 2021, nhiều hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gặp khó khăn. Trong đó, ngành dịch vụ - du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề khi phải tạm ngừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Một số lĩnh vực công nghiệp chỉ số sản xuất tăng khá

Theo báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế, xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 của tỉnh giảm 7,7% so với tháng trước và giảm 15,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Quảng Nam vẫn tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực chế biến, chế tạo tăng 12%, sản xuất phân phối điện tăng 48,2%, sản xuất cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 15,6%, riêng công nghiệp khai khoáng giảm 7,2%.

Cảng Chu Lai ngày càng được mở rộng để đạt mục tiêu trở thành Trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên (Ảnh: Trường Hải)
Cảng Chu Lai ngày càng được mở rộng trở thành trung tâm logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên (Ảnh: Trường Hải)

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bện, nhưng một số lĩnh vực công nghiệp của địa phương vẫn có chỉ số sản xuất tăng khá so với cùng kỳ như: Dệt (tăng 58%), sản xuất đồ uống (tăng 23%), sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (tăng 20%), sản xuất sản phẩm từ cao su (tăng 14,8%), chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (tăng 14,2%), khai thác than (tăng 11,4%).

Tính đến cuối tháng 8, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 3,6%, các khu vực khác tăng nhưng không đáng kể.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tổng đàn trâu, bò giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng dịch viêm da nổi cục. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá, thị trường tiêu thụ ổn định, các mô hình trang trại, gia trại trên địa bàn đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn. Riêng sản lượng khai thác thủy sản đạt khá, hơn 70 nghìn tấn trong 8 tháng, tăng 3% so với cùng kỳ.

8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Quảng Nam đạt 31,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ
8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Quảng Nam tăng 2,3% so với cùng kỳ ((Nguồn: myquangnam.vn)

Doanh thu dịch vụ, du lịch giảm

Cũng theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 trên địa bàn tỉnh đạt gần 3 nghìn tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 11,8% và giảm ở hầu hết ở các nhóm hàng hóa, riêng nhóm lương thực, thực phẩm tăng 3,4%.

Đánh giá chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Quảng Nam đạt 31,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 75% so với tổng mức, tăng 1,6% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn trong 8 tháng đạt 403 nghìn lượt khách, giảm 53% so với cùng kỳ, tổng lượt khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ 7 nghìn lượt, giảm 67%.

Sau khi kết thúc giãn cách theo Chỉ thị 16, TP Hội An sẽ giãn cách theo Chỉ thị 15 thêm 7 ngày từ 6h ngày 15/8
Ngành dịch vụ, du lịch Quảng Nam ảnh hưởng nặng nề khi phải tạm ngừng hoạt động để phòng, chống dịch

Doanh thu từ lưu trú đạt 214 tỷ đồng, giảm 67,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành giảm 82,4%, doanh thu ăn uống tăng 21,8%. Riêng doanh thu dịch vụ trong tháng 8 đạt hơn 273 tỷ đồng, giảm 16,7% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, doanh thu dịch vụ của Quảng Nam đạt 3 nghìn tỷ đồng, giảm 0,2% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 8 tháng đạt hơn 2,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt hơn 217 tỷ đồng, giảm 35,2%, vận tải hàng hóa trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6%, doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt hơn 405 tỷ đồng, giảm 19%.

Tổng nợ xấu tăng so với cùng kỳ

Tổng huy động vốn tính đến cuối tháng 8/2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt hơn 65 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 3,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay là hơn 82 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm.

Nợ xấu tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn được kiểm soát ở mức dưới 1% tổng dư nợ. Đến cuối tháng 8/2021, tổng nợ xấu trên địa bàn tỉnh đạt hơn 801 tỷ đồng, chiếm 0,98% tổng dư nợ, tăng 17,7% so với đầu năm.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến ngày 31/8/2021, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là hơn 14.131 tỷ đồng, đạt 73% dự toán và tăng 54% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 12.448 tỷ đồng, đạt 78% dự toán và tăng 61% so với cùng kỳ, thu xuất nhập khẩu 1.621 tỷ đồng, đạt 48% dự toán, tăng 17% so với cùng kỳ.

Mặc dù tổng thu ngân sách có vượt tiến độ thu và tăng so cùng kỳ nhưng chủ yếu ở 6 tháng đầu năm, từ tháng 7 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tổng thu thấp dần, đến tháng 8 tiếp tục giảm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách địa phương là 11.614 tỷ đồng, bằng 58% dự toán.

Đọc thêm

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa Thị trường - Tài chính

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

TTTĐ - Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

TTTĐ - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công thương phối hợp cùng TikTok Shop tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số.
Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Thị trường - Tài chính

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Ngày 28/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

TTTĐ - Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, từ một vùng đất ven biển với cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Những thành quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đã góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành “điểm sáng” trên bản đồ phát triển của cả nước.
Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

TTTĐ - 70 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng (13/5/1955), từ một đô thị công nghiệp và cảng biển truyền thống, thành phố Hải Phòng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực phía Bắc.
PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện Kinh tế

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

TTTĐ - Nhằm thực hiện hóa định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.
Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

TTTĐ - Chiều 27/4, Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương năm 2025 đã chính thức khai mạc, thu hút gần 500 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Đây là chương trình nhằm kết nối giao thương, đẩy mạnh sự hợp tác của các đơn vị phân phối và giúp liên kết phát triển kinh tế vùng hiệu quả.
Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột” Thị trường - Tài chính

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”

TTTĐ - Bất chấp nắng nóng, nông dân trồng dưa hấu đang tích cực thu hoạch vụ mùa, tuy nhiên dưa được mùa mất giá, thương lái đang hạn chế thu mua khiến nông dân càng thêm lao đao.
Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng Thị trường - Tài chính

Nam A Bank và Mobifone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

TTTĐ - Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.
Xem thêm