Tag

Cà Mau đột phá trong công cuộc cải cách hành chính

Công nghệ số 04/12/2024 11:00
aa
TTTĐ - Năm 2024, Cà Mau đã có nhiều đột phá trong công cuộc cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ cao; nhiều chỉ số nằm trong top đầu của cả nước.
Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Thiên nhiên tái sinh kì diệu nơi cánh rừng Net Zero Đất Mũi

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của tỉnh Cà Mau (sau thẩm tra) trình HĐND tỉnh, trong năm 2024, Công tác CCHC đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực.

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực như tổ chức 2 cuộc họp mặt với sự tham gia của hơn 630 lượt doanh nghiệp, doanh nhân; tổ chức gặp mặt, đối thoại với nông dân; đối thoại với doanh nghiệp qua hình thức cà phê doanh nghiệp...

Trong triển khai thực hiện công tác CCHC, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quán triệt đến thủ trưởng các cơ quan, đơn vị “lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của CCHC; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”; huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó giữ vai trò quyết định là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu phải muốn làm, phải trải nghiệm, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Tính đến ngày 1/12/2024, tỉnh đã hoàn thành đúng và sớm hạn 35/37 nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC đề ra, tỷ lệ 94,60%; có 13/15 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch CCHC đề ra…

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo phát triển một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính chính, cải thiện chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Trong năm 2024, Công tác CCHC của tỉnh Cà Mau đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực.
Trong năm 2024, Công tác CCHC của tỉnh Cà Mau đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực (Ảnh: Hải Long)

Theo đó, Cà Mau đã triển khai tiếp nhận và xử lý hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên Hệ thống một cửa điện tử. Với mục đích nhằm khắc phục tình trạng chậm, muộn, đi lại nhiều lần của người dân trong việc yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất để hoàn tất hồ sơ của một số TTHC về đất đai, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, trong năm đã thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại một số Bộ phận Một cửa trên địa bàn tỉnh. Từ thực tế nhu cầu của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của thành phố Cà Mau và các huyện: Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn. Kết quả từ khi triển khai thực hiện từ ngày 1/4/2024 đến nay, Bộ phận Một cửa của 04 đơn vị nêu trên đã tiếp nhận 8.710 hồ sơ.

Việc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tiếp tục được tỉnh Cà Mau chỉ đạo thường xuyên. Kết quả, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của tỉnh đạt 90%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh với hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024.

Theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng, tỉnh Cà Mau có 1.542 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 6 dịch vụ công trực tuyến một phần.

Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (app CaMau-G) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, sử dụng các dịch vụ số của chính quyền cung cấp.
Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (app CaMau-G) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, sử dụng các dịch vụ số của chính quyền cung cấp

Trong năm 2024, toàn tỉnh có 259.566/301.010 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, đạt 86,23%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (cấp tỉnh đạt 87,50%, cấp huyện đạt 91,35%, cấp xã đạt 83,07%).

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thanh toán trực tuyến đối với 911 TTHC có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính, thu thuế, phí, lệ phí, đạt 100%; tất cả thủ tục này đã được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Kết quả, tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đạt trên 81%, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố.

Trên cơ sở những kết quả đạt được nêu trên, tỉnh Cà Mau đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố theo Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Với kết quả giải quyết TTHC nêu trên, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trung bình đạt trên 96%.

Những thành tựu trong cải cách hành chính và chuyển đổi số của Cà Mau không chỉ giúp nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh mà còn tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đọc thêm

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Công nghệ số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam" Chuyển đổi số

Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

TTTĐ - Chàng trai 9X Hữu Trung - “cha đẻ” của Elbot là một trong những nhân tố đang từng bước nỗ lực sáng tạo với hy vọng được góp phần thúc đẩy để khoa học - công nghệ Việt Nam vươn mình, bứt phá.
Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI Công nghệ số

Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI

TTTĐ - Lần đầu tiên, Galaxy AI trở thành cầu nối người Việt trẻ với tinh thần hiếu học, trọng đạo của các sĩ tử xưa, giúp các bạn trẻ cảm nhận hành trình khoa cử bằng ngôn ngữ công nghệ hiện đại.
Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn Công nghệ số

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam" Công nghệ số

Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam"

TTTĐ - Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố dự án “Yêu lắm Việt Nam". Đây là hoạt động kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.
Grab triển khai công nghệ agentic AI để hỗ trợ đối tác tài xế và đối tác thương nhân Công nghệ số

Grab triển khai công nghệ agentic AI để hỗ trợ đối tác tài xế và đối tác thương nhân

TTTĐ - Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, vừa công bố các giải pháp tích hợp công nghệ agentic AI (một hệ thống AI có khả năng tư duy, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ một cách tự chủ để đạt được các mục tiêu cụ thể) nhằm hỗ trợ đối tác thương nhân và đối tác tài xế khai thác tốt hơn tiềm năng của họ trên nền tảng Grab.
Xem thêm