Tag
Phó Thủ tướng Lê Thành Long:

Cam kết giải ngân phải có cơ sở

Kinh tế 24/04/2025 15:01
aa
Sáng 24/4, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp của Tổ công tác thứ 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng quý, tháng cho từng dự án Hà Nội cần phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công trên 100% Kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công 5 tỉnh vùng Tây Nguyên Giải ngân vốn đầu tư công nhanh nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung cao độ, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 và Công điện 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung cao độ, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 và Công điện 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 7 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương thuộc diện đôn đốc, kiểm tra của Tổ công tác số 3.

Cam kết tiến độ giải ngân

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025 Thủ tướng Chính phủ giao cho 13 bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác số 3 là hơn 165.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước. Trong đó, tính đến thời điểm báo cáo, còn 1 địa phương (TPHCM) chưa phân bổ hết kế hoạch vốn.

Ước giải ngân tính đến ngày 31/3/2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 3 đạt 4,69% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Chỉ có Bộ Tư pháp, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tỉ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình.

Nhận thiếu sót trong công tác giải ngân, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết, nguyên nhân chưa phân bổ hết vốn là do các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, nên chưa đủ điều kiện bố trí vốn. Tuy nhiên, đến nay, đã hoàn thiện các thủ tục và phân bổ xong số vốn.

Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Lãnh đạo TP HCM cho biết thêm, do được giao bổ sung vốn trung hạn nên có độ trễ phân bổ vốn vào thời điểm đầu năm. "Thành phố đã nhận diện các tồn đọng trong giải ngân. Đến hết tháng 5, sẽ rà soát, khắc phục để bảo đảm lấy lại tiến bộ với mức bằng hoặc cao hơn trung bình cả nước", ông Cường nói và cam kết hết quý II sẽ đạt tỉ lệ giải ngân 30%. Hiện UBND TP HCM đã phân công 1 đầu mối duy nhất chỉ đạo chung công tác giải ngân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà cho biết, 2 tuần/lần, tỉnh giao ban về giải ngân, trực tuyến đến cấp xã. Lãnh đạo tỉnh xuống khen thưởng trực tiếp tại công trường đối với đơn vị thi công vượt tiến độ. Tỉnh đã giải quyết cơ bản vấn đề về bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án, phấn đấu đến năm 2025, bảo đảm tỉ lệ giải ngân đạt 100%.

Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Theo ông Bùi Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND Bình Dương, tỉnh xác định có một điểm nghẽn trong giải ngân là xây dựng đơn giá bồi thường. Tính đến cuối tháng 4, tỉnh sẽ cố gắng hoàn thành việc này để tháng 5 tiến hành giải ngân.

Việc sắp xếp bộ máy có ảnh hưởng phần nào thì sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính, "vấn đề này sẽ ổn". "Tỉnh cam kết đến cuối tháng 6, tỉ lệ giải ngân đạt 40-45%", ông Thành nói.

Ghi nhận cam kết của các địa phương, Phó Thủ tướng lưu ý, cam kết phải có cơ sở và phải thực hiện, phải có chuyển biến, thể hiện bằng con số giải ngân.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đối với các dự án đã phân bổ vốn thì phải nhập ngay dự toán trên hệ thống, không chờ đến khi dự án ra giải ngân mới nhập dự toán. Ngay sau khi hợp đồng được ký, cần phối hợp ngay với nhà thầu để triển khai các thủ tục tạm ứng theo quy định để nhà thầu có vốn chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để thi công.

Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Đã cam kết là phải có cơ sở

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3, ghi nhận cố gắng của các bộ, cơ quan, địa phương trong công tác giải ngân vốn đầu tư công; từ phân bổ, giao chỉ tiêu đến tổ chức thực hiện… có bước tiến.

Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo, tình hình giải ngân của các bộ, cơ quan, địa phương thuộc diện kiểm tra của Tổ công tác số 3 là chưa tốt. Với số vốn được giao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của các nước, nếu làm không tốt, ảnh hưởng chung đến cả nước, Phó Thủ tướng đánh giá và dẫn ra số liệu, số vốn được giao cho các bộ, cơ quan, địa phương trong Tổ số 3 là 165.000 tỷ đồng, chiếm 20% của cả nước. Cho đến nay, giải ngân trung bình mới đạt 4,69%, thấp hơn tỉ lệ trung bình cả nước. Trong đó, Bộ Y tế đạt 1,64%, TP HCM đạt 3,38%.

Báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương có đưa ra các khó khăn, vướng mắc, nhưng theo Phó Thủ tướng, đó vẫn là các khó khăn, vướng mắc cố hữu, như giải phóng mặt bằng, định giá, nguyên vật liệu xây dựng… "Chúng ta cần nhận thức rõ để từ đó có giải pháp để thúc đẩy trong thời gian còn lại của năm 2025", Phó Thủ tướng đề nghị.

Giải ngân vốn đầu tư, đặc biệt đối với công trình trọng điểm, công trình mục tiêu quốc gia lớn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. "Các đồng chí rà lại thì thấy có rất nhiều văn bản chỉ đạo", Phó Thủ tướng nói. Đặc biệt, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng thường xuyên trực tiếp đi kiểm tra, gần như ngày nào cũng làm việc về các dự án, vì giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa rất lớn, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn khác đang ảnh hưởng như chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Đối với giải ngân vốn đầu tư công, cơ bản đến nay không còn vướng mắc về thể chế. Chính phủ đang hết sức cố gắng trình Quốc hội, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý. Như vậy, theo Phó Thủ tướng, việc chậm giải ngân, không tiêu được tiền chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của các bộ, cơ quan, địa phương.

Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Thủ tướng Chính phủ nêu rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện công việc nói chung và giải ngân vốn đầu tư công nói riêng. Các bộ, cơ quan, địa phương cần ý thức về tầm quan trọng của công việc này, đánh giá đúng tình hình và có giải pháp thực hiện.

Với tinh thần chung đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung cao độ, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 và Công điện 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

"Các đồng chí đều có cam kết, hy vọng chúng ta cam kết có cơ sở, lần sau chúng ta họp thì số liệu phấn khởi hơn nhiều so với kỳ này", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tư pháp "trong trường hợp các bộ, cơ quan địa phương cần thì các đồng chí trực tiếp làm việc, đi vào từng dự án cụ thể để hướng dẫn nếu có khó khăn, vướng mắc".

Phó Thủ tướng đề nghị phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025 - năm diễn ra nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng đề nghị phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025 - năm diễn ra nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Nhắc lại giải pháp mà Phó Chủ tịch UBND TP HCM nêu ra về phân công một đầu mối chỉ đạo giải ngân, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc đôn đốc là hết sức quan trọng, đóng góp cho giải ngân tốt hơn, nhanh hơn. Cần đặc biệt lưu tâm vai trò của ban quản lý dự án, sự nhiệt thành của các chủ đầu tư. Các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến các dự án lớn.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương nghiên cứu kỹ công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện các dự án trong giai đoạn chuyển tiếp khi không tổ chức cấp quận, huyện. "Nếu có khó khăn, vướng mắc thì hỏi ngay Bộ Tài chính để có hướng dẫn kịp thời".

Đối với các dự án dùng vốn vay ODA, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động cùng Bộ Tài chính có phương án đàm phán khéo léo, khả thi với các nhà tài trợ để hoàn thành các thủ tục.

Bộ Tư pháp cần tập trung cao độ hoàn thành các hạng mục của dự án Trường Đại học Luật Hà Nội cơ sở 2 tại Bắc Ninh, phấn đấu khánh thành cùng các dự án khác trong cả nước nhân dịp Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước.

Bộ Y tế tập trung hoàn thành Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại Hà Nam trước ngày 30/11/2025. Nhiệm vụ trước mắt là củng cố ngay lập tức ban quản lý dự án và tập trung cao độ nhân lực thi công 2 dự án này.

Một lần nữa, Phó Thủ tướng đề nghị phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, năm diễn ra nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước.

Đọc thêm

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Kinh tế

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TTTĐ - Chiều 5/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Xem thêm