Tag

Cảnh giác ký sinh trùng chui vào mũi, tai khi tắm sông suối

Tin Y tế 14/05/2025 15:34
aa
TTTĐ - Mới chớm hè, một số bệnh viện đã ghi nhận các ca bị đỉa, vắt, ký sinh trùng chui vào đường tai và mũi thông qua việc uống nước suối, hoặc bơi lội, ngồi, nằm ở địa điểm chúng sinh sống.
Nhiễm ký sinh trùng sốt rét sau chuyến đi công tác nước ngoài Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Gan tổn thương nghiêm trọng phải do thói quen ăn thực phẩm tái sống

Tắm suối bị đỉa 5cm chui vào khí quản

Gần đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tiếp nhận một số ca đỉa sống ký sinh trong đường thở của bệnh nhi. Điển hình là trường hợp bệnh nhi Sồng A L, 3 tuổi (ở Phù Yên, Sơn La) bị đỉa ký sinh trong khí quản.

Theo người nhà bệnh nhi, khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bé tắm suối cùng anh trai. Vài ngày sau, bé ho từng cơn, khạc ra máu tươi, thỉnh thoảng khản tiếng, thở khò khè và có cảm giác như có con gì bò trong họng.

Dị vật là con đỉa suối sống dài khoảng 5cm trong khí quản bệnh nhi 3 tuổi đã được gắp ra. Ảnh: BVCC
Dị vật là con đỉa suối sống dài khoảng 5cm trong khí quản bệnh nhi 3 tuổi đã được gắp ra. Ảnh: BVCC

Gia đình đưa bé đến bệnh viện huyện. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ bé có dị vật trong khí quản nên chuyển lên Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là người trực tiếp điều trị cho biết, khi nhập viện, bé ho khò khè nhưng không khó thở, không sốt. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện một con đỉa sống đang bám trong khí quản của bé.

Các bác sĩ đã gây mê và nội soi gắp dị vật ra. Đó là một con đỉa suối còn sống, dài khoảng 5cm. Hiện tại, sức khỏe bé đã ổn định, không còn các triệu chứng cũ và đã được xuất viện.

Bác sĩ Huệ cho biết thêm, đỉa suối sống trong đường hô hấp sẽ hút máu, gây tổn thương. Nó còn kích thích đường hô hấp tiết dịch, dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi. Nếu đỉa di chuyển sâu xuống phổi có thể gây xẹp phổi, viêm phổi tái đi tái lại. Nếu lên mũi có thể gây chảy máu mũi từng đợt.

Một trường hợp khác là bé Triệu A C (12 tuổi, ở Yên Bái) vào viện vì ho khạc đờm có máu nhiều lần. Một tháng trước đó, bé cũng tắm và uống nước suối. Bác sĩ chẩn đoán bé có đỉa suối trong người và đã nội soi gắp dị vật ra.

Bác sĩ Đỗ Văn Tâm, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - người điều trị cho bé C cho biết: "Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, dị vật đường thở, đặc biệt là dị vật sống như đỉa, rất nguy hiểm. Đỉa có thể lớn rất nhanh. Khi mới vào cơ thể qua đường miệng, đỉa thường nhỏ, nhưng sau một thời gian ngắn ký sinh, chúng sẽ phát triển nhanh. Con đỉa càng lớn càng dễ gây tắc đường thở, dẫn đến ngạt thở và tử vong".

Cảnh giác không cho trẻ tắm tại các khe, ao, sông suối

Những ngày qua, nắng nóng gay gắt đã khiến nhiều trẻ em tìm đến sông, suối, ao hồ, bể bơi để tắm giải nhiệt… Đặc biệt là những trẻ sinh sống ở những khu vực có ao, hồ, suối...

Tắm suối cùng anh trai, bệnh nhi 3 tuổi bị đỉa ký sinh trong khí quản
ThS.BS Đỗ Văn Tâm thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Do đó, bác sĩ Đỗ Văn Tâm khuyến cáo, cha mẹ không nên cho trẻ tắm ở khe, ao, hồ, sông, suối và tuyệt đối không cho trẻ uống nước khe, suối chưa đun sôi. Nếu cho trẻ đi bơi, gia đình hãy đến hồ bơi có nước đã qua xử lý và luôn có người lớn trông chừng trẻ.

Khi trẻ có các dấu hiệu như chảy máu mũi, khóc khàn, nói khàn, khò khè, khó thở, hoặc cảm giác có con gì bò trong mũi, họng, gia đình cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Nguy hiểm nhất nếu vắt ký sinh ở khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Nếu vắt nằm trong mũi, ở các ngách khe sẽ trở thành dị vật gây phù nề, xuất tiết tắc nghẽn dẫn đến viêm mũi xoang. Nếu để lâu ngày, vắt ký sinh và hút máu dẫn đến tình trạng chảy máu mũi dai dẳng, gây thiếu máu mạn tính.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt, hoặc tắm sông, suối về nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài nên soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ vắt. Các gia đình cần cảnh giác với tình trạng đỉa/vắt chui vào ký sinh trong cơ thể. Khi có các dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.

Do đó, người dân không nên bơi lội, tắm hay uống nước tại khe suối hoặc môi trường nước không an toàn và nhắc nhở trẻ không nên chơi, tắm hay nghịch nước tại các khu vực này.

Ngoài nguy cơ ký sinh trùng chui vào tai mũi, tai nạn đuối nước là một trong những mối lo ngại hàng đầu đối với trẻ em khi chơi đùa tại các khu vực gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương, biển… mà không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn.

Tai nạn, thương tích là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở nước ta. Trong đó, tai nạn đuối nước chiếm khoảng ½ những trường hợp tử vong do tai nạn thương tích.

Đọc thêm

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát Tin Y tế

"Nghiện" cờ bạc khiến nhiều người trẻ có hành vi tự sát

TTTĐ - Theo thông tin của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), gần 1% dân số mắc rối loạn cờ bạc, nam nhiều gấp 3 lần nữ. Trong đó, 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng Sức khỏe

Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thu hồi 4 sản phẩm thực phẩm chức năng

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc Pharmacity vừa thu hồi 4 sản phẩm do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất.
TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, Hội thảo khoa học “Hưởng ứng Ngày Hen thế giới năm 2025” đã được tổ chức bởi Hội Hô hấp Việt Nam, cùng sự đồng hành của GSK Việt Nam với mục đích chia sẻ, trao đổi những kiến thức và những tiến bộ mới trong phòng ngừa và điều trị nhằm đưa ra các giải pháp quản lý hen phế quản tại Việt Nam.
“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng Tin Y tế

“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng

TTTĐ - Thời gian qua, “An cung ngưu hoàng hoàn” được quảng cáo và rao bán tràn lan trên các kênh bán hàng, nhất là tại các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo không nên sử dụng sản phẩm này một cách tùy tiện, nhất là ở thời điểm thị trường hàng giả, hàng nhái tràn lan, khó kiểm soát.
Thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam Tin Y tế

Thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

TTTĐ - Sáng 14/5, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không ghi nhận các ổ dịch COVID-19 tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
Ngã xe máy sau một tháng mới phát hiện máu tụ trong não Tin Y tế

Ngã xe máy sau một tháng mới phát hiện máu tụ trong não

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phẫu thuật cho bệnh nhân bị máu tụ trong não sau một tai nạn xe máy, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.
182 cá nhân được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn Tin Y tế

182 cá nhân được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn

TTTĐ - Ngày 13/5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025.
Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp Tin Y tế

Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị đã cấp cứu cho một bệnh nhân bị hôn mê gan do suy gan cấp tính, viêm gan virus B trên nền bệnh ung thư vú.
Ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi Tin Y tế

Ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 2/5 đến ngày 9/5), toàn thành phố ghi nhận thêm 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện, không ghi nhận ca tử vong.
Xem thêm