Tag

Cảnh giác tội phạm lừa đảo gửi link cài phần mềm làm căn cước

Tin tức ANTT 01/10/2024 07:55
aa
TTTĐ - Trong những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội tiếp tục xảy ra các vụ việc lừa đảo giả mạo cán bộ công an, cảnh sát khu vực gọi điện yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo hay phần mềm Dịch vụ công để làm căn cước, sau đó chiếm quyền điều khiển điện thoại, chuyển tiền trong tài khoản của bị hại…
Cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo game trực tuyến Cảnh giác chiêu trò lừa đảo giả mạo trang web của Apple Cảnh báo thủ đoạn giả danh thanh tra y tế để lừa đảo Nghệ An: "Nữ quái" lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7,2 tỉ đồng Người phụ nữ “sập bẫy” chiêu lừa tặng quà 20/10

“Sập bẫy” lừa đảo cấp căn cước trực tuyến

Ngày 30/9, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan Công an gọi điện, yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để làm căn cước.

Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện, tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực, yêu cầu người dân tải ứng dụng trên điện thoại để làm thủ tục cấp căn cước trực tuyến. Ngay sau khi cài đặt phần mềm này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm dịch vụ công
Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm dịch vụ công

Nan nhân cụ thể mới bị lừa đảo là anh Phạm Văn P (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội); ít ngày trước anh P có nhận được điện thoại của một đối tượng, tự xưng là cán bộ Công an, yêu cầu anh cài đặt phần mềm để làm căn cước cho con. Sau đó, đối tượng gửi cho anh P đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Khi quét mã QR xác thực khuôn mặt, anh P phát hiện máy bị treo. Tắt máy, khởi động lại thì tài khoản ngân hàng của anh P đã bị mất hơn 500 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, anh P đã đến Công an phường Trung Hòa trình báo.

Trước đó vào ngày 23/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) cũng tiến hành điều tra vụ chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan Công an gọi điện, yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo. Nạn nhân là chị V (SN 1982, trú tại Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Theo trình báo của chị V, bản thân nhận được cuộc gọi điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an huyện Đan Phượng, yêu cầu cài đặt phần mềm VNeID. Sau đó, đối tượng gửi cho chị V đường link cài đặt phần mềm VNeID giả mạo rồi nói chị chuyển tiền ngân hàng để đóng phí hồ sơ. Chưa dừng lại đó, đối tượng tiếp tục yêu cầu chị quét mã QR xác thực khuôn mặt và chuyển OTP tài khoản ngân hàng. Thực hiện xong, chị V phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất gần 1 tỷ đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Theo Công an TP Hà Nội, đây không phải thủ đoạn mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều người mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo công nghệ cao. Do đó, đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP tài khoản ngân hàng, cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại, sau đó tội phạm truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.

Người dân chủ động tìm hiểu thông tin làm căn cước qua Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các quận, huyện hoặc Công an xã, phường nơi sinh sống. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Không cung cấp thông tin cá nhân cho các số điện thoại lạ

Không chỉ có anh Phạm Văn P hay chị V bị lừa đảo, nếu thiếu cảnh giác sẽ có thêm nạn nhân “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Trước đó Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã thông tin về trường hơp anh Đinh Hoàng D (trú ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là cán bộ Công an quận Long Biên (Hà Nội) hỗ trợ xử lý căn cước công dân bị lỗi hệ thống, yêu cầu anh đến phường để khắc phục. Do đang ở xa nên anh D hẹn ngày hôm sau sẽ lên phường giải quyết.

Lúc này, đối tượng đưa ra lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ nên yêu cầu anh tải phần mềm theo đường dẫn của đối tượng cung cấp để hỗ trợ xử lý từ xa. Vì thấy phần mềm có giao diện gần giống với giao diện Dịch vụ công trực tuyến nên anh D hoàn toàn tin tưởng và thực hiện các thao tác. Sau khi thực hiện các thao tác, các tài khoản ngân hàng của anh bị đối tượng thực hiện các giao dịch chuyển tiền và bị chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng.

Tội phạm công nghệ cao đánh cắp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại
Tội phạm công nghệ cao đánh cắp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại (Ảnh minh hoạ)

Theo Cục An toàn thông tin, đây không phải trường hợp đầu tiên, trước đó, trong tháng 1/2024, anh V (trú tại quận Long Biên, Hà Nội) cũng truy cập vào đường dẫn do đối tượng giả mạo là cán bộ công an phường cung cấp, tải ứng dụng giả mạo dịch vụ công để "bốc số thứ tự trước, không phải chờ khi lên quận làm thủ tục". Anh V bị chiếm đoạt 1,3 tỉ đồng trong 3 giao dịch chuyển tiền.

Cũng giống như anh V, chị A (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được một người đàn ông gọi điện xưng là cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng, yêu cầu 10h lên Công an quận cập nhật thông tin bằng lái xe. Do chị A bận nên được cán bộ Công an quận giả mạo hướng dẫn cập nhật qua mạng. Sau khi tải ứng dụng Dịch vụ công giả mạo do đối tượng cung cấp, chị A đã bị đối tượng chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Theo thống kê, đầu tháng 1/2024, Công an Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của 6 người dân bị lừa cài đặt dịch vụ công giả mạo và bị chiếm đoạt gần 20,6 tỉ đồng. Trong đó, người bị chiếm đoạt nhiều nhất 15,3 tỉ đồng và người ít nhất là 252 triệu đồng.

Để tránh sập bẫy chiêu lừa đảo giả mạo cán bộ công an, yêu cầu hỗ trợ cài đặt dịch vụ công chứa mã độc chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn lạ, đặc biệt là liên quan tới cán bộ của các cơ quan Nhà nước; không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại. Khi cần liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện.

Đặc biệt, người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file APK.

Ngoài ra, người dân không nên lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại; thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh phòng ngừa.

Đọc thêm

Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung Pháp luật

Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

TTTĐ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung, Trần Kim Quyên, vừa bị khởi tố và bắt tạm giam vì lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới ghi ngoài sổ sách kế toán gần 5,5 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 2,4 tỷ đồng cho Nhà nước.
Nỗ lực đảm bảo an ninh, trật tự cho mùa du lịch hè 2025 Tin tức ANTT

Nỗ lực đảm bảo an ninh, trật tự cho mùa du lịch hè 2025

TTTĐ - Nhằm tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh và thân thiện cho du khách trong mùa hè 2025, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể để tăng cường an ninh, trật tự.
Quảng Ngãi: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 452%/năm qua Facebook Pháp luật

Quảng Ngãi: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 452%/năm qua Facebook

TTTĐ - Bằng những chiêu trò quảng cáo tinh vi trên mạng xã hội Facebook, một nhóm đối tượng từ Thanh Hóa đã thiết lập đường dây cho vay nặng lãi tại Quảng Ngãi với mức lãi suất "khủng" lên đến 452%/năm
Quảng Nam: Bắt giữ đối tượng lừa đảo người khuyết tật bán vé số Pháp luật

Quảng Nam: Bắt giữ đối tượng lừa đảo người khuyết tật bán vé số

TTTĐ - Nguyễn Quốc Đại (35 tuổi) đã chiếm đoạt 2,2 triệu đồng và 6 tờ vé số của một người khuyết tật bán vé số trên xe lăn. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ để điều tra.
Cao Bằng: Bắt ba đối tượng trú tại huyện Trùng Khánh và Quảng Hoà tàng trữ ma túy Tin tức ANTT

Cao Bằng: Bắt ba đối tượng trú tại huyện Trùng Khánh và Quảng Hoà tàng trữ ma túy

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện, bắt giữ ba đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi Pháp luật

Nghệ An: Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi

TTTĐ - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thu Hiền (sinh năm 1983, trú quận Ba Đình, Hà Nội) về “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” với lãi suất hơn 180%/năm.
Điện Biên: Bắt giữ đối tượng vận chuyển khoảng 9kg ma túy Tin tức ANTT

Điện Biên: Bắt giữ đối tượng vận chuyển khoảng 9kg ma túy

TTTĐ - Ngày 14/5, Cục Hải quan thông tin vào hồi 9 giờ ngày 30/4, tại khu vực Bản Nà Ly, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Tổ Công tác gồm Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Khu vực VII phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên phát hiện 3 đối tượng đi trên hai chiếc xe máy có biểu hiện nghi vấn vận chuyển trái phép chất ma túy.
Lạng Sơn: Nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép về ma tuý, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tin tức ANTT

Lạng Sơn: Nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép về ma tuý, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TTTĐ - Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép về ma tuý, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Bắt giám đốc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu “chạy thầu” Pháp luật

Bắt giám đốc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu “chạy thầu”

TTTĐ - Bằng thủ đoạn tinh vi, Trần Phú Hòa, Giám đốc Công ty CP Trung Trung Bộ, đã dùng chiêu trò hứa hẹn "chạy thầu" hai dự án tại Quảng Nam để lừa đảo, chiếm đoạt 2 tỷ đồng của một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi.
Bắt cán bộ Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Pháp luật

Bắt cán bộ Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

TTTĐ - Ông Lê Phước Thạnh, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại (Viện 3) thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt tạm giam về tội môi giới hối lộ.
Xem thêm