Chậm giao vốn đầu tư có phải do cơ chế xin - cho?
![]() |
![]() |
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng 15/6, không đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng cho rằng, Luật đầu tư công với những quy định không hợp lý khiến việc phân bổ vốn chậm, ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) thẳng thắn: “Việc “đổ lỗi” cho Luật Đầu tư công là không hoàn toàn thuyết phục”.
Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, việc khởi công dự án đầu tư công chỉ được ghi nguồn khi có quyết định đầu tư từ năm trước. Các dự án chuyển tiếp cơ bản theo thủ tục đầu tư. Các dự án vướng mắc hoàn toàn từ các vướng mắc khác, các dự án vướng mắc từ giải phóng mặt bằng có thể bằng chuyển nguồn bằng phương án khác… Vậy tại sao phân bổ vốn và giải ngân vốn chậm? tại sao ODA luôn thiếu dự toán? - ĐB Hoàng Quang Hàm chất vấn.
“Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này? Có phải do tồn tại cơ chế xin - cho? Xin - cho, giải ngân chậm, bố trí vốn dàn trải, thiếu dự toán ODA có phải do Bộ can thiệp quá sâu và không cần thiết trong phân bổ dẫn đến ách tắc hay không? Bộ trưởng sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này? - ĐB Hoàng Quang Hàm liên tục đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của ĐB Hoàng Quang Hàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, nhu cầu đầu tư lớn, do nợ công sát trần, mức vốn đầu tư có giới hạn, QH đã thông qua kế hoạch đầu tư trung và dài hạn nhằm đảm bảo cho an toàn nợ công Quốc gia nên không thể đáp ứng hết nhu cầu lớn của các địa phương dẫn đến tình trạng chậm giao vốn.
Về nguồn vốn ODA cũng vậy, Bộ trưởng cho hay trước kia các dự án đều giải ngân theo tiến độ thực tế. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành tất cả phải đưa vào kế hoạch và Bộ đang kiến nghị Chính phủ, nếu dự án nào chậm không có khả năng giải ngân thì chuyển cho những dự án đang hoàn thành nhưng vẫn nằm trong giới hạn phê duyệt, để tránh tình trạng chậm trễ trên.
Cho rằng Bộ trưởng trả lời có phần hơi lòng vòng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “trả lời thay cho Bộ trưởng”: Theo Luật thì những công trình trọng điểm quốc gia phải trình ra Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hiện nay chưa làm được là vì chưa làm được thủ tục này. Với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, Quốc hội phải để đến kỳ họp tới mới đủ hồ sơ xem xét. “Trách nhiệm của các bộ, ngành và Bộ KH-ĐT là chậm làm hồ sơ trình ra Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân
