Châu Âu có thể cung cấp năng lượng cho toàn thế giới
![]() |
Điện gió là xu hướng năng lượng sạch của thế giới tương lai
Bài liên quan
Đất nước tỷ dân bùng nổ nghề làm mẫu nhí
“Lá phổi” của hành tinh đang lâm nguy
Rừng Amazon cháy vì... thế giới ăn quá nhiều thịt
Sân bay tại Mỹ cấm bán chai nước bằng nhựa
WHO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về hạt vi nhựa và ô nhiễm
Những trang trại rau trong lòng thành phố
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mô hình trợ giúp thanh thiếu niên nhân văn tại Mỹ
Tiềm năng điện gió ở Châu Âu
Các tác giả trong nhóm nghiên cứu cho biết những khu vực đồi núi chưa được khai thác ở Châu Âu có diện tích 4,9 triệu ki-lô-mét (tương đương với 46% tổng diện tích đất Châu Âu) phù hợp để phát triển năng lượng từ tua-bin gió. Cụ thể, diện tích này đủ chỗ lắp thêm 11 triệu tua-bin đổi năng lượng gió sang điện năng. Số lượng này sẽ đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng của thế giới cho đến năm 2050.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết đẩy mạnh phát triển năng lượng gió còn là một trong những biện pháp ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu. Năng lượng gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo. Đó là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho nhu cầu năng lượng của con người, bởi nó không gây ô nhiễm trên diện rộng như các nhiên liệu hóa thạch khác. Do đó, năng lượng từ gió đáp ứng được yêu cầu cấp thiết giảm phát thải các chất ô nhiễm trong bầu khí quyển của trái đất.
“Nghiên cứu này không phải là một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển mà hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra tiềm năng có thể thực hiện được”, giáo sư Benjamin Sovacool tại Đại học Sussex (Anh), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Ông Benjamin Sovacool cũng khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tương lai rất sáng đối với ngành điện gió. Những khát vọng của Châu Âu về năng lượng này với công nghệ trong tầm tay”.
Nhiều quốc gia Tây Âu là địa điểm lý tưởng sản xuất điện gió vì bề mặt bằng phẳng và nhiều gió từ biển thổi vào. Các nhà khoa học đã lấy dữ liệu bản đồ để tìm ra những khu vực hợp lý, tránh xa khu quân sự, hệ thống đường sá hay khu dân cư - nơi những cánh quạt tua-bin khổng lồ có thể gây ảnh hưởng.
Giáo sư Mark Jacobson, trường Đại học Stanford, cho rằng: “Một trong những phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là xác định được tiềm năng sản xuất điện gió trên đất liền ở Châu Âu lớn hơn ước tính trước đây. Đồng thời, nghiên cứu nêu rõ khả năng thúc đẩy các quốc gia lên kế hoạch phát triển tài nguyên gió hiệu quả hơn, từ đó chuyển hoàn toàn sang năng lượng sạch, tái tạo cho tất cả các mục đích”.
![]() |
Xu hướng năng lượng sạch
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng trên thế giới cũng như mối quan tâm ngày càng cao của các nước về bảo vệ môi trường đã tiếp thêm sức mạnh để tìm kiếm các dạng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. Trong đó điện gió là một ứng viên sáng giá.
Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng gió thế giới (GWEC) thì năng lượng gió có thị trường toàn cầu và nhanh chóng trở thành nguồn năng lượng chính ở nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê của GWEC, từ cuối năm 2016, toàn thế giới đã có hơn 341.000 tua-bin gió hoạt động sản sinh ra điện năng. Nhờ đó, nó đã giúp cho hành tinh của chúng ta giảm phát thải hơn 637 triệu tấn khí thải CO2.
Tính đến hết năm 2017, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Đức đã chiếm tới 62% tỷ trọng nguồn điện gió toàn cầu. Đây là những nước đi đầu về phát triển điện gió trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều nước công nghiệp phát triển khác cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng năng lượng trong nền kinh tế theo hướng giảm dần sự lệ thuộc năng lượng truyền thống và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trong đó, điện gió là loại hình năng lượng giá rẻ và ít tác động đến môi trường nhất.
Năng lượng gió cần vốn đầu tư khá lớn nhưng không tốn chi phí nhiên liệu. Vì vậy, giá thành ổn định hơn nhiều so với giá điện từ nhiên liệu hóa thạch. Chi phí xây dựng một trạm năng lượng gió thường dưới 0,01USD cho mỗi kWh. Thậm chí, nhiều nơi còn rẻ hơn.
Theo báo cáo của Hiệp hội Năng lượng gió của Anh, chi phí sản xuất điện gió trên đất liền trung bình 0,055 USD cho mỗi kWh (năm 2005). Tại Anh năm 2011, năng lượng từ gió rẻ hơn hóa thạch hoặc nhà máy hạt nhân.
Các chuyên gia kỳ vọng năng lượng gió sẽ là hình thức thay thế hóa thạch trong tương lai. Sự hiện diện của năng lượng gió giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng (khoảng 5 tỷ EUR/năm ở Đức) bằng cách giảm thiểu việc sử dụng điện từ các nhà máy truyền thống tốn nhiều vốn đầu tư.
Tiềm năng của Việt Nam
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam rất có thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Theo số liệu khảo sát từ Ngân hàng thế giới (WB), 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam giàu tiềm năng và thuận lợi lắp đặt các tua-bin gió lớn. Tổng tiềm năng điện gió ước đạt trên 513.000 MW, cao gấp 6 lần công suất dự kiến của ngành Điện vào năm 2020 và lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW).
Việt Nam hiện đang triển khai các dự án điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu... và một số đảo như: Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo. Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến năm 2017, có khoảng 100 dự án điện gió đăng ký đầu tư ở Việt Nam với tổng công suất hơn 7.000 MW. Tuy nhiên, hiện mới có bốn dự án điện gió được đưa vào khai thác với tổng công suất khoảng 159,2 MW. Trong đó nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất thiết kế 99,2 MW, Tuy Phong 30 MW, Phú Qúy 6 MW và Phú Lạc 24 MW. Dự kiến, những dự án này sẽ nâng tổng công suất lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và đạt 6.000 MW vào năm 2030.
Tại nước ta những năm qua, nhiều dự án điện gió đã được đăng ký nhưng thực tế số dự án được triển khai rất ít. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do là nguồn năng lượng mới nên cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, gây vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là năng lực của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư có nguồn lực tài chính nhưng chưa đủ trình độ, năng lực, công nghệ triển khai và quản lý dự án. Ngược lại, nhiều nhà đầu tư đủ năng lực, công nghệ lại không huy động được nguồn tài chính.
Cùng với đó khi Nhà nước phê duyệt quy hoạch, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và ngành Điện. Bởi nếu địa phương cấp phép ồ ạt, không phù hợp với quy hoạch của lưới điện truyền tải, chắc chắn dự án đó sẽ gặp khó khăn khi lưới điện quá tải...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
