Tag

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

An toàn thực phẩm 07/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - "Ăn dặm", ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Trong đó, thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao? Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân

Thực đơn phù hợp cho trẻ ăn dặm

Theo Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng của Viện Dinh dưỡng, các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Theo Tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi Viện Dinh Dưỡng quốc gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm: đường bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm và vitamin – khoáng chất. Trong đó, chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật) thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm

Cũng theo Viện dinh dưỡng, chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng, tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô và màng tế bào, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt.

Chất béo còn tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể người và là thành phần để tạo ra testosterone, estrogen (hormon giới tính), acid mật, là màng lọc của các tế bào.

Chất béo trong dầu ăn là trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, đồng thời đóng vai trò là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K… giúp ruột hấp thụ các vitamin này. Vì thế, chất béo đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong mọi giai đoạn từ bào thai, ăn dặm cho tới 8 tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao.

Thực tế nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung càng nhiều chất, càng giàu đạm càng giúp trẻ phát triển tốt.

Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ hóc), nước xương hầm… ; Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt, cá như ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm, cua sợ trẻ ho và ỉa chảy.; Không biết dùng các loại đậu đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật, tuy giá rẻ nhưng cũng rất tốt.

Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng chất béo trong khẩu phần hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh.

Thời gian tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là từ 7 tháng tuổi. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ cần nhiều dinh dưỡng hơn để có thể phát triển toàn diện.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu...

Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Ngoài ra trẻ bắt đầu ăn dặm không nên cho ăn nhiều đồ tanh do hệ tiêu hóa còn non yếu và trẻ cần thời gian tập làm quen từng loại thực phẩm. Ngay từ khi bắt đầu, khi nấu bột hoặc cháo rây ch con mẹ hãy bổ sung các loại dầu ăn phù hợp với tháng tuổi của trẻ, rất tốt cho sự chuyển hóa chất đạm về sau.

Bổ sung nhiều rau xanh cho trẻ

Khi chế biến đồ ăn dặm, thường các bà mẹ chỉ dùng nước rau luộc, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ lấy nước ninh để quấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm cho rằng trẻ không ăn được rau, và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa.

Trên thực tế, rau củ là một trong những loại thực phẩm tốt, tươi ngon và lành mạnh nhất. Chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón, đồng thời giúp cho hệ tim mạch phát triển tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ ăn dặm

Thêm nữa chúng còn ngăn ngừa nguy cơ béo phì, cung cấp nước và các khoáng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C, Kali, Sắt...

Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn; Nên bắt đầu từ các loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, xoài… với lượng ít vừa phải, ăn ít một. Trẻ từ 7 tháng tuổi mới nên cho uống kèm các loại nước ép như táo, cam, dưa hấu…

Mỗi bữa cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi trẻ lớn lên và ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi và kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng, chú ý đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn.

Các phụ huynh cần đảm bảo thức ăn của bé giàu dinh dưỡng, đủ chất, mỗi bữa của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; Đảm bảo vệ sinh ăn uống và chế biến thức ăn cho trẻ.

Các bà nội trợ sử dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu ăn cho trẻ; Cần rửa sạch dụng cụ, tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn; Sử dụng đồ sạch để đựng thức ăn cho trẻ.

Đọc thêm

Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả An toàn thực phẩm

Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, chiều 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Quý Thảo (Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây).
Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo An toàn thực phẩm

Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo

TTTĐ - Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về việc xác định, thu thập chứng cứ và làm rõ các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH PTV Tân Thịnh Phát (Xóm Võng Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vì).
Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả An toàn thực phẩm

Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

TTTĐ - Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân An toàn thực phẩm

Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra Công ty May liên doanh Plummy, đoàn liên ngành số 1 của TP đánh giá: Bếp ăn tập thể xuống cấp, tường trần nhà ẩm thấp; khu vực bếp hoàn toàn không có hệ thống lưới chắn côn trùng.
Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood An toàn thực phẩm

Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống - LifeFood (KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội), đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội, do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm trưởng đoàn đã phát hiện hơn nhiều loại phụ gia không có nhãn mác, tem phụ… trong kho phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm của công ty.
Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng An toàn thực phẩm

Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo thu hồi trên địa bàn Hà Nội các loại thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phát hiện phụ gia độc hại nghi để “tắm” cho thực phẩm đông lạnh An toàn thực phẩm

Phát hiện phụ gia độc hại nghi để “tắm” cho thực phẩm đông lạnh

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, chiều 29/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại Công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống (Nhà máy Familyfood, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Xem thêm