Chế tạo bếp bảo ôn, chàng trai Tày thu tiền tỉ từ vốn 2,5 triệu đồng
Cô gái 21 năm ngồi xe lăn, khởi nghiệp từ cây kim, sợi chỉ |
Hiện Huỳnh là Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát chuyên sản xuất các loại bếp lò nóng lạnh, nồi hơi, nồi chưng cất tinh dầu… với doanh thu 13 tỉ đồng/năm.
4 năm mày mò, nghiên cứu
Huỳnh nhớ những buổi tối mùa đông mưa rét, ngồi bên bếp, củi ẩm cháy leo lét, khói bốc lên cay xè cả mắt. Khi đó, trong đầu chàng trai trẻ hiện lên rất nhiều câu hỏi, làm sao để tiết kiệm củi, làm cách nào giảm bớt khói, muội? Làm sao tận dụng tối đa nhiệt năng của bếp...?
Nghĩ là làm, Huỳnh tận dụng phế liệu cũ như vỏ tôn, đoạn ống nước bằng sắt... tỉ mẩn hàn xì, lắp ghép để tạo nên chiếc bếp lò của riêng mình.
Bài toán Huỳnh đặt ra là một sản phẩm tiêu tốn lượng chất đốt ít, khói bụi, muội hạn chế nhất nhưng lại thu về lượng nhiệt năng thừa nhiều nhất. Tuy nhiên, việc chế tạo bếp chỉ dựa vào kinh nghiệm sống khiến chàng trẻ gặp không ít khó khăn. Phải mất 4 năm mày mò, nghiên cứu, năm 2016, Huỳnh mới cho ra đời chiếc bếp lò nóng lạnh được làm từ inox với nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên.
![]() |
Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Huỳnh |
Chiếc bếp này có hai phần: Một là bếp đun, hai là bình bảo ôn được nối với nhau bằng hai đường ống chịu nhiệt. Khi người dân đốt củi để đun nấu ở bếp đun, nhiệt lượng thừa sẽ không bị phân tán ra ngoài không khí mà sẽ đi theo hai đường ống trên tới bình bảo ôn để làm nóng nước trong bình. Chỉ khoảng 15-20 phút sau, người dân đã có thêm nước nóng trong bình bảo ôn để sử dụng.
Nhận thấy chiếc bếp lò nóng lạnh có nhiều công dụng, muốn chia sẻ đến nhiều người nên Huỳnh quyết định khởi nghiệp. Tuy nhiên bài toán khó nhất với chàng trai trẻ lúc này là vốn. Khi đó, việc vay ngân hàng khó vì chưa có uy tín, đất ở đây cũng không có giá trị mấy.
“Không chỉ thiếu vốn, sản phẩm mình làm ra mời người dân dùng thử họ cũng không dùng bởi chưa có sự tin tưởng. Để giải quyết khó khăn, mình quyết định bán chiếc xe máy, phương tiện đi lại duy nhất của bản thân. Với số tiền bán xe 2,5 triệu đồng mình mua được mấy chục cân inox làm bếp cho gia đình và đưa đến cho anh em họ hàng dùng thử”, Huỳnh kể.
![]() |
Sản phẩm bếp lò nóng lạnh |
Mang bếp đến Trường Sa
Sau một thời gian Huỳnh nhận về nhiều phản hồi tích cực nên càng quyết tâm theo đuổi con đường đã chọn. Tiếng lành đồn xa, nhiều người yêu thích bếp do chàng trai trẻ sản xuất đã tìm đến đặt hàng. Vừa bán Huỳnh vừa lấy ý kiến khách hàng và không ngừng cải tiến để sản phẩm hoàn thiện, phù hợp với điều kiện của người dân hơn.
Bên cạnh bếp cho gia đình, Huỳnh còn chế tạo thêm bếp đun nóng lạnh tập thể, dùng cho trường học. "Ở vùng cao, ban ngày bếp có thể đun nấu cơm cho học sinh ăn, tối đến tận dụng luôn nước nóng trong bình bảo ôn cho học sinh tắm. Thay vì sử dụng bình nóng lạnh thì sử dụng bếp này đỡ tốn thời gian, nhiên liệu" - Huỳnh cho biết.
![]() |
Sản phẩm giúp người dân vùng nông thôn tiết kiệm nhiên liệu |
Với mong muốn đưa sản phẩm vươn xa, Huỳnh quyết định kêu gọi đoàn viên, thanh niên địa phương thành lập hợp tác xã. Năm 2018, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát ra đời với 7 thành viên, giám đốc là người sáng lập Nguyễn Văn Huỳnh. Từ đó Huỳnh Phát mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng thêm sản phẩm. Hiện nay, hệ thống bếp Huỳnh Phát hoàn thiện và phát triển năm loại sản phẩm: Bếp đun củi nóng lạnh, hệ thống nồi đun tắm lá thuốc, hệ thống nồi nóng lạnh xông hơi, nồi hơi nấu rượu và bếp trấu nóng lạnh.
Hiện hợp tác xã tạo việc làm cho 22 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ với doanh thu 13 tỉ đồng/năm. Không chỉ năng nổ trong phát triển kinh tế, Huỳnh còn là Bí thư chi đoàn thôn nhiệt huyết. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được chàng trai trẻ tổ chức tạo môi trường gắn kết đoàn viên, thanh niên.
![]() |
Nguyễn Văn Huỳnh (thứ hai từ phải sang) đón nhận hoa chúc mừng khi đảm nhận chức danh Bí thư Chi đoàn Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát |
Quá trình tham gia công tác Đoàn giúp Huỳnh có cơ hội tham gia "Hành trình vì biển đảo quê hương". Trước khi đến với Trường Sa, chàng trai trẻ đã nung nấu ý tưởng chế tạo bếp lò nóng lạnh "3 in 1" vừa làm bếp đun nấu, tận dụng nước nóng và có thể chiết xuất nước mặn thành nước ngọt nhằm giải quyết nhu cầu thiếu nước cho các chiến sĩ nơi đây.
Từ chuyến đi đó, Huỳnh khảo sát, thiết kế sản xuất bếp tại xưởng với thời gian nấu thử 40 phút, tận dụng bình bảo ôn 40 lít có thể làm nóng đến hơn 70 độ C và cho chiết xuất dung tích nước ngọt từ 2,7 - 3 lít.
"Mình luôn mong muốn đóng góp ý tưởng để làm sao khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt ở Trường Sa. Chiếc bếp đã được hoàn thành, mình mong sớn có cơ hội quay trở lại Trường Sa để tận tay trao tặng đến cán bộ, chiến sĩ nơi đây”, Huỳnh chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chàng trai “tô màu kí ức”

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động
