Tag

Chi thường xuyên từ ngân sách của Hưng Yên lên tới gần 5.100 tỷ đồng

Kinh tế 04/12/2018 07:06
aa
TTTĐ - Tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2018, chi ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên là 7.938 tỷ đồng, đạt 91,03% kế hoạch năm. Trong đó, chi thường xuyên 5.079 tỷ đồng, đạt 83,71% kế hoạch.

Chi thường xuyên từ ngân sách của Hưng Yên lên tới gần 5.100 tỷ đồng

Một góc tỉnh Hưng Yên.

Bài liên quan

Hưng Yên: Lùm xùm câu chuyện Công ty Huy Phát thu tiền đồng hồ nước vẫn chưa chấm dứt!

Hưng Yên: Cho đấu giá Nhà máy nước Phụng Công sau sự cố nước chứa Amoni vượt chuẩn

UBND tỉnh Hưng Yên họp đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành năm 2018

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2018, chi ngân sách Nhà nước địa phương đạt 7.938 tỷ đồng, đạt 91,03% kế hoạch năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.859 tỷ đồng, đạt 107,77% kế hoạch; chi thường xuyên 5.079 tỷ đồng, đạt 83,71% kế hoạch.

Cụ thể, một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 496 tỷ đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.856 tỷ đồng; chi sự nghiệp y tế 577 tỷ đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 108 tỷ đồng; chi đảm bảo xã hội 384 tỷ đồng; chi quản lý hành chính 1.188 tỷ đồng; chi khác 441 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, trong 11 tháng năm 2018, thu ngân sách Nhà nước của Hưng Yên ước đạt 10.747 tỷ đồng, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thu nội địa 7.895 tỷ đồng, tăng 8,30%; thuế xuất nhập khẩu 2.852 tỷ đồng, giảm 8,67%.

Một góc tỉnh Hưng Yên.
Một góc tỉnh Hưng Yên.

Cụ thể, một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 190 tỷ đồng, tăng 1,0%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương 28 tỷ đồng, tăng 12,80%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.630 tỷ đồng, tăng 36,45%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 2.340 tỷ đồng, giảm 14,70%; thu lệ phí trước bạ 270 tỷ đồng, tăng 13,51%; thuế thu nhập cá nhân 675 tỷ đồng, tăng 13,61%; các khoản thu về nhà đất 2.205 tỷ đồng, tăng 17,55%; các khoản thu khác 218 tỷ đồng, tăng 96,86%.

Số liệu của Cục Thống kê Hưng Yên cũng cho thấy, tính đến 31/10/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 72.934 tỷ đồng, tăng 13,05% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 63.144 tỷ đồng, tăng 12,72% và chiếm 86,58% tổng nguồn vốn.

Báo cáo cũng cho thấy, tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 55.870 tỷ đồng, tăng 11,78% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn 38.742 tỷ đồng, tăng 13,34%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 17.128 tỷ đồng, tăng 8,42%; dư nợ cho vay bằng nội tệ 53.107 tỷ đồng, tăng 11,35%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.762 tỷ đồng, tăng 20,86%. Về chất lượng tín dụng, nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.204 tỷ đồng (chiếm 2,16% tổng dư nợ), tăng 66,04% so với thời điểm 31/12/2017.

Đọc thêm

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm Kinh tế

Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

TTTĐ - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức...
Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm Kinh tế

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường THCS Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77% Kinh tế

Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77%

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Thuận trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước.
Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng Thị trường - Tài chính

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng

TTTĐ - Chiều 6/5, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp xử lý mạnh tay đối với vi phạm về hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng...
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Xem thêm