Tag

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - giấc mơ tuổi thơ rực rỡ sắc màu

Người Hà Nội 11/07/2023 10:59
aa
TTTĐ - Với rất nhiều người Việt, tuổi thơ gắn với xóm làng, với cánh diều no gió, với những buổi lang thang đuổi bắt chuồn chuồn. Con vật đẹp đẽ, tinh nhanh ấy thoắt đậu, thoắt bay giờ đây được tái hiện bằng tre với màu sắc sặc sỡ, khi cầm trên tay, bất giác ấu thơ lại man mác hiện về...
Trung thu đến sớm với nữ ca sĩ “Chuồn chuồn ớt” Ngọc Khuê Một “Chuồn chuồn ớt” vừa lạ vừa quen tại sân khấu Sao Mai sau 19 năm

Làng nghề truyền thống tại Thủ đô

Thạch Xá là một xã được nhiều người biết đến nằm tại huyện Thạch Thất của Hà Nội, nằm cách Thủ đô 25km về phía Tây. Bởi lẽ, nơi đây có ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng, đã đi vào thơ của nhà thơ Huy Cận. "Các vị la hán chùa Tây Phương" cùng những giá trị độc đáo của cổ tự này thu hút bao nhiêu khách phương xa đến chiêm bái, lễ Phật.

Thạch Xá còn là "đất" của chè lam, của bánh tẻ, vì thế, chuồn chuồn tre nơi đây cũng là một sản phẩm rất được du khách ưa chuộng, mua về làm quà khi đến thăm mảnh đất này.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá
Chuồn chuồn tre Thạch Xá

Là ngôi làng có lịch sử và truyền thống lâu đời, Thạch Xá đã ghi dấu ấn với biết bao người con tại Thủ đô bằng những món đồ chơi rực rỡ sắc màu. Không chỉ có làng chuồn chuồn, nơi đây có đến 50 làng nghề, trong đó có 10 làng nghề được cấp bằng công nhận là “làng nghề truyền thống”.

Về với làng quê Thạch Xá, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm hàng ngàn con chuồn chuồn tre muôn màu sắc. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre từ nhiều năm trước.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - trò chơi tuổi thơ bao thế hệ

Từ những cây tre xanh, một trong những biểu tượng đẹp của làng quê Việt Nam, các nghệ nhân dân gian nơi đây đã cho ra đời những chú chuồn chuồn tre với nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi sản phẩm là một vẻ đẹp riêng và điều đặc biệt là chúng có thể đậu được khắp mọi nơi nhờ nguyên lý cân bằng trọng lực mà không cần gắn bất kỳ một thiết bị hay động cơ nào.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - giấc mơ tuổi thơ rực rỡ sắc màu

Nhìn con chuồn chuồn tre có vẻ đơn giản vậy thôi chứ để làm được một sản phẩm chỉn chu thì các nghệ nhân phải mất rất nhiều thời gian và sự tỉ mẩn. Những cây tre được chẻ mỏng, đem cạo sạch, phơi khô rồi đem đi sấy cho trắng phau. Tiếp đó mới đến công đoạn tạo hình của các nghệ nhân.

Món quà bình dị của tuổi thơ

"Chuồn chuồn có cánh thì bay

Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn" (ca dao xưa).

Ban đầu, khi chuồn chuồn tre ra đời chỉ được biết đến như món đồ chơi ấu thơ cho bao đứa trẻ, hay là một món quà trong các lễ hội truyền thống. Trẻ con ham thích những sắc màu rực rỡ, sự độc đáo khi chúng có thể đứng trên tay hay trên cành cây bất kỳ, mang tới một niềm thích thú vui vẻ cho tuổi thơ đùa nghịch.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - trò chơi tuổi thơ bao thế hệ

Thời gian cứ dần trôi, đến một xã hội hiện đại hơn nhưng những sản phẩm mang giá trị văn hóa lại không hề mai một bởi chúng đã tạo được chỗ đứng, một dấu ấn chẳng thế phai trong lòng mỗi người. Những đứa trẻ ấy lớn lên nhưng mỗi khi nhắc tới chuồn chuồn tre, thì hẳn trong lòng dội lên bao cảm xúc.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - giấc mơ tuổi thơ rực rỡ sắc màu

Ai cũng đã từng là một đứa trẻ nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với cánh đồng làng quê với cánh diều no gió, cùng với những chú chuồn chuồn bay lượn mỗi buổi chiều về. Ngày nay, trong nhịp sống hối hả, càng khó hơn để bắt gặp những chú chuồn chuồn mắt tròn, cánh mỏng, chao lượn bay khắp những bờ đê.

Chuồn chuồn tre là sản phẩm độc đáo, là món đồ chơi tuổi thơ rất đỗi thân thuộc đối với nhiều người. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Thạch Xá với sự tham gia của nhiều thế hệ từ già đến trẻ đã tạo nên những chú chuồn chuồn vô cùng tinh xảo, là món quà gắn liền với tuổi thơ bao người.

Để chuồn chuồn "cất cánh" bay xa hơn

Đã có một thời chuồn chuồn tre được trưng bày ở nhiều triển lãm, hội chợ Việt Nam, quốc tế, thu hút đông đảo du khách. Tại các cửa hàng bày bán đồ lưu niệm cho khách du lịch từ năm châu tới Hà Nội trên các phố Hàng Ngang, Hàng Đào tới phố Hàng Vôi, Hàng Chiếu... cũng có sản phẩm này và được nhiều người thích thú mua về làm quà cho người nhà.

Những năm gần đây, một số gia đình làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá đã phối hợp với nhiều tổ chức, trung tâm văn hóa, du lịch thực hiện các dự án nghiên cứu, bảo tồn đồ chơi Việt cũng như tìm hướng đi cho chuồn chuồn tre ở thị trường nước ngoài.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - trò chơi tuổi thơ bao thế hệ

Rất nhiều đơn hàng được đặt để xuất khẩu khiến chuồn chuồn tre từng "bay" rất cao, rất xa. Thế rồi, đại dịch COVID-19 ập đến, như bao làng nghề khác, chuồn chuồn tre Thạch Xá cũng chịu cảnh ngậm ngùi, đìu hiu.

Mong rằng, thời gian tới, những hoạt động thúc đẩy sự phát triển của làng nghề tiếp tục được tiến hành. Bên cạnh đó, nếu các tuor du lịch khai thác thêm hoạt động du khách trải nghiệm tham quan, tự tay làm từng công đoạn để thành hình sản phẩm chuồn chuồn tre thì rất thú vị. Điều này vừa phát triển du lịch làng nghề, tiêu thụ thêm nhiều sản vật của địa phương và gắn kết với các điểm khác trong vùng.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm