Tag

Chuyển đổi số trong báo chí: Thách thức và giải pháp

Công nghệ số 22/12/2021 20:56
aa
TTTĐ - Là ngành nghề luôn phản ứng nhanh nhạy với mọi biến động xã hội, báo chí chịu tác động trực tiếp của công cuộc chuyển đổi số. Nhìn rộng ra các cơ quan báo chí - truyền thông nước nhà, nhất là các đơn vị chủ lực của nền báo chí cách mạng, Việt Nam đang thích ứng tốt với nhịp điệu chuyển đổi số dù còn nhiều khó khăn, thách thức.
Khi những người trẻ bùng nổ trong đổi mới và sáng tạo...

Chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam vươn lên 85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổ Tạo đột phá từ chuyển đổi số thư viện trong Công an Nhân dân

Cạnh tranh với các kênh truyền thông mới

Những năm trở lại đây,nhiều cơ quan báo chí tập trung loại hình báo mạng điện tử, xây dựng fanpage trên Facebook, lập kênh Youtube để giúp người đọc tiếp cận thông tin chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đó là một trong những biểu hiện của quá trình chuyển đổi số các tòa soạn đang thực hiện.

“Trong vài năm trở lại đây, chúng ta thấy ngày càng xuất hiện những dạng thức báo chí mới dựa trên nền tảng công nghệ như longform, e-magazine, mega-story, infographics… và chắc chắn trong tương lai sẽ còn xuất hiện nhiều dạng thức báo chí hơn nữa.”, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhận định.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi

Trên thực tế, thách thức với ngành báo chí Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số là không nhỏ. Hai năm trở lại đây, Tiktok trở thành nền tảng mạng xã hội có tốc độ phát triển chóng mặt, sở hữu lượng người dùng khổng lồ, bên cạnh Facebook, Youtube. Sự tăng trưởng của các kênh truyền thông mạng xã hội đẩy các cơ quan báo chí vào cuộc đua về tốc độ cung cấp thông tin chính thống và chống lại tin giả trôi nổi.

Ông Vũ Kiều Minh, Tổng Thư ký tòa soạn báo điện tử Dân Việt cho biết việc phát triển thông tin trên một nền tảng truyền thông mới ví dụ như Tiktok là một bài toán cơ quan đang nỗ lực giải quyết. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải chia nhỏ nguồn nhân lực và học thêm nhiều kiến thức mới để phục vụ công chúng trên nền tảng truyền thông mới.

“Tại Dân Việt, chúng tôi mất từ 1 - 2 năm để thay đổi tư duy phóng viên làm việc trên báo điện tử và phục vụ cho nhiều nền tảng khác. Hiện nay chúng tôi phát triển nhiều kênh như Youtube, Tiktok, podcast,... Chính bản thân tôi cũng phải học để làm báo trên điện thoại”, ông Vũ Kiều Minh chia sẻ.

Áp lực xây dựng tòa soạn hội tụ

Theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực ngành Công nghệ thông tin (CNTT) khi nhu cầu thị trường này tăng lên đến 530.000 người. Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng tạo áp lực lớn cho quá trình chuyển đổi số nói chung và xây dựng mô hình hội tụ nói riêng của các tòa soạn.

Để thích nghi với mô hình mới, yếu tố con người là nòng cốt; cả lãnh đạo cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đều buộc phải nâng cao kỹ năng bản thân hoặc tụt lại phía sau.

Ông Vũ Kiều Minh cho rằng: “Tư duy của phóng viên làm báo chí truyền thống so với tư duy của phóng viên đa năng, đa phương tiện khác hẳn nhau. Báo điện tử chỉ chậm 1 - 2 phút thôi là thua rồi, nên cần có những mẹo, để cùng ngồi ở thông tin sự kiện, cùng tác nghiệp với nhau mà chúng ta nhanh hơn báo bạn. Cái đó cần kinh nghiệm thực chiến tại chiến trường, khả năng vận dụng sáng tạo”.

Ông Vũ Kiều Minh, Tổng Thư ký tòa soạn báo điện tử Dân Việt
Ông Vũ Kiều Minh, Tổng Thư ký tòa soạn báo điện tử Dân Việt

Theo ông Minh, thời điểm khoảng 4 - 5 năm trước, các phóng viên đã được đào tạo để phá vỡ tư duy truyền thống. Thay vì một ngày chỉ cần làm 1 - 2 bản tin, nhân lực của cơ quan báo chí hội tụ nay phải làm với số lượng gấp 4 - 5 lần.

“Không thể phủ nhận, áp lực của phóng viên hội tụ nay cũng nhiều hơn nhưng sẽ được trả công sức cao hơn. Nếu phóng viên không thay đổi và nâng cao hơn thì dễ bị đào thải”, ông Minh nêu quan điểm.

Đồng bộ nhiều giải pháp để chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí không đơn thuần chạy theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã đưa chuyển đổi số thành mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 100% cơ quan báo chí thực hiện chuyển đối số, đổi mới toàn diện hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ. Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội sẽ trở thành một trong các kênh truyền tải thông tin tuyên truyền chủ lực trong tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trong phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, khi so sánh với cách làm CNTT, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích ứng dụng CNTT là cách làm dọc; trong đó tập trung số hóa các chức năng cũ của tổ chức, không đòi hỏi thay đổi nhiều về các quy trình hoặc vận hành của tổ chức. “Chuyển đổi số là số hóa theo chiều ngang, số hóa toàn bộ tổ chức và tiếp theo là thay đổi quy trình, cách vận hành của tổ chức. Do vậy, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ”, Bộ trưởng phân tích.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Như mọi lĩnh vực khác, chuyển đổi số trong báo chí cần bắt đầu từ việc nhận thức, làm rõ vai trò và lợi ích của quá trình đổi mới nhằm tạo sự đồng bộ trong các cơ quan báo chí từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các phóng viên, biên tập viên. Trên cơ sở nắm rõ nội dung, người đứng đầu các tòa soạn hình thành kế hoạch chuyển đổi phù hợp với điều kiện, tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình.

Ngoài ra, để có nguồn nhân lực cho những tòa soạn chuyển đổi số, các cơ quan báo chí phải tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng phóng viên có khả năng nắm vững công nghệ tác nghiệp trên nền tảng số.

Ông Vũ Kiều Minh cho biết: “Hàng tuần chúng tôi tổ chức đào tạo, nâng cấp, tập huấn, thậm chí mời cả giảng viên Học viện Báo chí sang giảng dạy. Hiện nay, nhờ có mạng xã hội như facebook, chúng có thể dễ dàng quản lý, trao đổi trên các nhóm của Facebook, Zalo”.

Tất cả những điều kiện đó sẽ giúp các cơ quan báo chí tồn tại, có tính cạnh tranh, sáng tạo và phát triển phù hợp để không bị bỏ lại phía sau trong xu thế chung của toàn cầu.

Dai-ichi Life Việt Nam đạt danh hiệu Top 3 nơi làm việc tốt nhất ngành Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam đạt danh hiệu Top 3 nơi làm việc tốt nhất ngành Bảo hiểm
Grab ra mắt thẻ quà tặng GrabGifts Grab ra mắt thẻ quà tặng GrabGifts
RMIT Việt Nam tập trung mạnh vào STEM RMIT Việt Nam tập trung mạnh vào STEM
Người khuyết tật tại Việt Nam tìm hiểu thông tin vắc-xin COVID-19 Người khuyết tật tại Việt Nam tìm hiểu thông tin vắc-xin COVID-19

Đọc thêm

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Công nghệ số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam" Chuyển đổi số

Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

TTTĐ - Chàng trai 9X Hữu Trung - “cha đẻ” của Elbot là một trong những nhân tố đang từng bước nỗ lực sáng tạo với hy vọng được góp phần thúc đẩy để khoa học - công nghệ Việt Nam vươn mình, bứt phá.
Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI Công nghệ số

Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI

TTTĐ - Lần đầu tiên, Galaxy AI trở thành cầu nối người Việt trẻ với tinh thần hiếu học, trọng đạo của các sĩ tử xưa, giúp các bạn trẻ cảm nhận hành trình khoa cử bằng ngôn ngữ công nghệ hiện đại.
Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn Công nghệ số

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam" Công nghệ số

Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam"

TTTĐ - Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố dự án “Yêu lắm Việt Nam". Đây là hoạt động kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.
Xem thêm