Tag

Chuyện lạ ở Bộ Y tế: Vụ trưởng “to hơn” Thứ trưởng?

Sức khỏe 21/08/2019 17:30
aa
TTTĐ - Mặc dù Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thành Thông tư về Sữa học đường (SHĐ) nhưng mới đây, ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em khi trả lời báo chí lại đưa ra nhiều lý do nhằm bao biện cho việc chậm trễ ban hành Thông tư trên.

Chuyện lạ ở Bộ Y tế: Vụ trưởng “to hơn” Thứ trưởng?

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế)

Bài liên quan

Bộ Y tế “tiền hậu bất nhất” trong việc chậm trễ ban hành Thông tư Sữa học đường?

Vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng cho việc chậm ban hành Thông tư Sữa học đường?

Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?

Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng chỉ đạo

Ngày 26/11/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 7091/QĐ-BYT về việc “Ban hành kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ – TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020”.

Quyết định này nêu rõ: Đến tháng 12/2018, Viện Dinh dưỡng phối hợp với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Cục An toàn thực phẩm xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường.

Tuy nhiên, cho đến tận tháng 6/2019, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành được Thông tư này. Tình hình càng trở nên “nóng” hơn khi trước đó, đã có rất nhiều thông tin khác nhau về SHĐ gây hoang mang cho giáo viên, phụ huynh, học sinh, hơn nữa năm học 2019 – 2020 đã cận kề, các địa phương đang mòn mỏi" chờ Thông tư về SHĐ để có hành lang pháp lý để triển khai.

Bởi, trong Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016 về Sữa học đường cũng yêu cầu bổ sung vi chất vào Sữa học đường. Việc này giao cho Bộ Y tế xây dựng quy định. Đến nay, sau hơn 3 năm, Bộ này vẫn “không chịu ban hành”. Hệ quả là các địa phương loay hoay, không biết làm thế nào cho đúng? Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội làm theo Quyết định 1340 của Thủ tướng thì bị quy kết là “sai phạm”, cho “học sinh uống thực phẩm chức năng”, “tự ý pha 14 vi chất vào Sữa học đường”... Song, nếu không bổ sung vi chất vào SHĐ thì vi phạm Quyết định 1340 của Thủ tướng

Do đó, ngày 18/6/2019, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chủ trì cuộc họp góp ý Dự thảo Thông tư. Tại cuộc họp này, các Cục, Vụ, Viện có liên quan của Bộ Y tế cùng với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sữa đã thống nhất và có sự đồng thuận cao về các loại sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và 21 vi chất dinh dưỡng bắt buộc bổ sung.

tb-ket-luan-1-1748
tb-ket-luan-2-1748

Trên cơ sở đó, ngày 27/6/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông báo số 690/TB-BYT thông báo Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường với các nội dung chính như sau:

Về các loại sữa tươi tham gia Chương trình Sữa học đường: Gồm hai (02) loại là Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và Sữa tươi tiệt trùng.

Về các vi chất dinh dưỡng: Để đảm bảo thực hiện bốn (04) chỉ tiêu của Quyết định 1340/QĐ-TTg, bắt buộc đưa nhiều vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường (Theo Dự thảo điều chỉnh bắt buộc bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng).

Giao Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em làm đầu mối phối hợp Cục An toàn Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng và Vụ Pháp chế tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư.

Quán triệt Kết luận của Thứ trưởng Trương Quốc Cường, đến ngày 10/7/2019, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã gửi Công văn số 3963/BYT-BMTE v/v góp ý Dự thảo Thông tư (đề Hỏa tốc) gửi cho các các đơn vị đề nghị cho ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư nêu trên trước ngày 12/7/2019.

bo-y-te-hoa-tocssss-1548

Trước đó, ngày 3/7/2019, Viện Dinh Dưỡng đã có công văn số 363/VCDD-VĐ gửi Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em về việc đề xuất các loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ. Theo đó, Viện Dinh dưỡng đề xuất 21 loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ (đã được thống nhất theo tinh thần cuộc họp do Thứ trưởng Trương Quốc Cường chủ trì vào ngày 18/6/2019).

Cũng cần nói thêm, sau khi có kết luận của Thứ trưởng về cuộc họp, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Dự thảo 9.7 Thông tư quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ.

Tuy nhiên, đến nay, Thông tư về SHĐ vẫn trong tình trạng “bóng chim tăm cá”!

Ngày 2/8/2019, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Y tế về vấn đề này. Trên cơ sở kiến nghị của các thành viên, Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế:

Theo yêu cầu của Vụ Sức khoé Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế tại Công văn số 3963/BYT-BMTE ngày 10/7/2019 về việc góp ý Dự thảo Thông tư quy định đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ (hoả tốc) đã gửi đến các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội để đề nghị cho ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư trước ngày 12/7/2019. Hầu hết các thành viên Hiệp hội Sữa được xin ý kiến đã đóng góp đúng thời gian quy định tại công văn số 3963/BYT – BMTE.

Tuy nhiên, đến nay, thời gian lấy ý kiến cuối cùng về Dự thảo Thông tư đã kết thúc nhưng cơ quan biên soạn vẫn chưa chính thức ban hành Thông tư. Trong khi năm học mới 2019 – 2020 lại sắp đến, việc triển khai Chương trình SHĐ tại các địa phương sẽ thuận lợi nếu Thông tư nói trên được ban hành vì đây là một trong những căn cứ pháp lý để các doanh nghiệp, địa phương triển khai các gói thầu.

Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để ban hành chính thức “Thông tư quy định đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” trong thời gian sớm nhất để các địa phương và doanh nghiệp triển khai hiệu quả Chương trình Sữa học đường

Những phát ngôn thiếu thuyết phục của ông Nguyễn Đức Vinh

Như đã nêu ở trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Trương Quốc Cường đã có những chỉ đạo rất cụ thể về nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành việc ban hành Thông tư về SHĐ.

Vậy nhưng, tại buổi họp báo ngày 15/8/2019, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em cho hay: Bộ Y tế sẽ quyết định việc bổ sung các loại vi chất vào sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường một cách công khai, minh bạch trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Vậy, câu hỏi đặt ra là đến khi nào Bộ Y tế “sẽ quyết định”? Tháng sau, năm sau, hay nhiều năm sau nữa?

Trong khi Viện Dinh dưỡng đã làm xong đề nghị về các quy định bổ sung vi chất thì Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em đã làm gì, đã thực thi nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng chưa?

Ông Nguyễn Đức Vình còn khẳng định rằng Chương trình Sữa học đường lâu nay vẫn làm theo Quyết định 5450 của Bộ Y tế. Vậy ông Nguyễn Đức Vinh có còn nhớ Quyết định 5450 là quy định tạm thời và chính trong Quyết định 5450 cũng nêu: “Viện Dinh Dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho Chương trình Sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học, để đáp ứng được Mục tiêu và Chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường đến năm 2020. Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 năm 2017.”

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai chương trình SHĐ theo Quyết định 1340, trong đó có việc bổ sung 14 vi chất dinh dưỡng vào SHĐ để góp phần hoàn thành 4 mục tiêu về dinh dưỡng đã được đề cập trong quyết định 1340 của TTg. Ngay lập tức, việc làm này đã bị quy kết là cho học sinh “uống thực phẩm chức năng”, là “sai phạm nghiêm trọng”, “dùng học sinh làm thí nghiệm”… Vì vậy, đã có sự e ngại khi bắt tay triển khai SHĐ ở nhiều tỉnh, thành.

Việc chậm trễ của Bộ Y tế đã làm cả 1 Chương trình chăm lo cho trẻ em của Chính phủ. Năm học mới đã cận kề, Quyết định 1340 hết thời hạn mà đến nay chỉ mới có 15 địa phương trên cả nước triển khai SHĐ”.

Thông tư về Sữa học đường ban hành chậm là do đâu ? vì lý do gì, vướng mắc gì, Bộ Y tế có làm được không? Đó chính là câu hỏi nhức nhối! Việc ban hành Thông tư về SHĐ khó khăn lắm sao hay nó đang vướng vào “ma trận pháp lý” do thế lực nào đó cố tình dựng lên? Vì lý do gì mà cho đến nay, đã hơn một năm từ khi có “lệnh” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – các cơ quan chức năng ở Bộ Y tế vẫn chưa thống nhất được dùng những vi chất dinh dưỡng nào trong SHĐ? Nếu Bộ Y tế không thể lựa chọn được thì có lẽ nên kiến nghị thành lập Hội đồng tư vấn Quốc gia hoặc thuê chuyên gia nước ngoài chứ không nên tiếp tục chậm trễ, kéo dài…

Xét về Luật công chức, việc chậm trễ ban hành Thông tư về SHĐ là không hoàn thành nhiệm vụ. Xét về công tác cán bộ, việc này là có lỗi với Đảng, với Bộ Y tế, với Chính phủ, với nhân dân, với thế hệ tương lai của đất nước.

Người dân có quyền tố cáo sự tắc trách, không hoàn thành nhiệm vụ này.

Thiết nghĩ, mệnh lệnh hành chính của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phải được thực thi chứ không phải là “nắm đấm vào giữa không khí”!

Đọc thêm

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ Tin Y tế

Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, Bệnh viện Bạch Mai luôn đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp đầy đủ; đảm bảo trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp chi viện, cấp cứu, chi viện trong trường hợp cần thiết.
Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị Sức khỏe

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị

TTTĐ - Chiều 4/5 cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 4/5, theo thống kê của Bộ Y tế, các cơ sở y tế đang điều trị cho hơn 243 nghìn người bệnh
Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị Tin Y tế

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị

TTTĐ - Ngày 4/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện liên tiếp điều trị các ca suy gan nặng, trong đó nhiều bệnh nhân có tiền sử viêm gan B mạn tính nhưng không theo dõi và điều trị thường xuyên.
Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Xem thêm