Tag

“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp 11/05/2025 10:10
aa
TTTĐ - Ngoài cho phép viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập "được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập", các đại biểu Quốc hội đề xuất nên mở rộng hơn đối tượng.
Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế "thông thoáng" tự công bố sản phẩm Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông), nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự thảo luật mới đã cho phép viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra và được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra nhằm động viên, khuyến khích viên chức tại các cơ sở này nghiên cứu và đưa kết quả vào ứng dụng thực tế.

“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông)

Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Khắc Mai nếu chỉ cởi trói cho “viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập” thì cũng còn bó hẹp đối tượng. Vì thực tế còn nhiều Viện nghiên cứu công lập, cơ sở giáo dục công lập khác ngoài đại học mà ở đó viên chức cũng có thể nghiên cứu và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội.

Đồng thời, trong Nghị quyết 57 cũng quy định “có cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu” như vậy cũng không bó hẹp đối tượng.

Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị “cởi trói” hơn nữa, mở rộng đối tượng được phép để đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 57 đề ra.

“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình)

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) nhấn mạnh, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất cần thành lập doanh nghiệp vì nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ không phân biệt đối tượng. Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo đại học được thực hiện mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải được tham gia.

“Trong bối cảnh cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự chủ lại càng cần thiết thành lập các doanh nghiệp trong đơn vị để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và là một nguồn thu thêm của cơ sở”, đại biểu khẳng định.

Do đó, đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị, dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu và quy định điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý điều hành do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.

Trường hợp viên chức là người lao động phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

TTTĐ - Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, sức cạnh tranh của một nền kinh tế không chỉ được quyết định bởi tiềm lực của khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Ở Việt Nam, phát triển kinh tế tư nhân là một hướng đi quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Giao lưu doanh nghiệp Hải Phòng và Trung Quốc Doanh nghiệp

Giao lưu doanh nghiệp Hải Phòng và Trung Quốc

TTTĐ - Tối 10/5, trong khuôn khổ “Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025”, Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng, Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa (Bộ Ngoại giao) tổ chức sự kiện “Hành trình hợp tác” tại Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền.
Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi như cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư…
PVCFC tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới Nhịp sống phương Nam

PVCFC tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới

TTTĐ - Ngày 9/5, tại Cà Mau, Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao Doanh nghiệp

EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao

Thông tin về động sản xuất kinh doanh tháng 4/2025, nhiệm vụ công tác tháng 5/2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, trong tháng 4/2025, đơn vị này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.
Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển Doanh nghiệp

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển

TTTĐ - Sự ra đời của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ do Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay Doanh nghiệp

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Xem thêm