Đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch
![]() |
Quang cảnh buổi họp báo về Đại lễ tưởng niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch
Bài liên quan
12 kỷ lục được xác lập tại Đại lễ Vesak 2019
Bế mạc Đại lễ Vesak 2019: Chan hòa tinh thần đoàn kết quốc tế
Chiêm bái, cầu an trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà cao nhất Việt Nam
Các đại biểu quốc tế ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của Việt Nam
Theo đó, sự kiện Đại lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng Chư vị Tổ Sư Ni tiền bối hữu công được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) trong ba ngày 25, 26 và 27/10.
Sự kiện được tổ chức thành kính, trang nghiêm, long trọng, an toàn và tiết kiệm với các nội dung: Lễ dâng hương tại chùa Hương Hải lúc 14h ngày 25/10 tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội; Hội thảo khoa học từ 8h30-17h ngày 26/10 tại Hội trường lớn Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam; Thắp nến tri ân lúc 19h ngày 26/10 tại Quảng trường Viên Quang và Đại lễ tưởng niệm lúc 8h30 ngày 27/10 tại Hội trường lớn Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Ni sư Diệu Nhân (1402-1113) thế danh là Lý Ngọc Kiều, là con gái của Phụng Càn Vương – Lý Nhật Trung, là cháu nội Vua Lý Thái Tông (1000 – 1054) và là con nuôi Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072).
![]() |
Các ni sư tham dự buổi họp báo Đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân |
Ni sư xuất gia tu Phật, làm đệ tử của Thiền sư Chân Không (1046 - 1100) nối pháp từ đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi; là người tu hành đắc đạo, tài đức. Ni sư Diệu Nhân và Nguyên Phi Ỷ Lan là hai vị Ni - Nữ Phật tử nổi tiếng thời Lý, góp phần tích cực cho Phật giáo thời Lý phát triển rực rỡ và làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch nhận được sự quan tâm của rất lớn. Đến nay, ban tổ chức đã nhận được 110 bài của các học giả, các nhà nghiên cứu, Chư Tôn đức, các cơ quan quản lý Nhà nước…
Hội thảo đề cập tới nhiều lĩnh vực: Sử học, Triết học, Phật học, Văn học, Xã hội học… Dự kiến, hội thảo thu hút khoảng 3.000 người tham gia từ 63 tỉnh thành trong cả nước là các quý vị Giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu, Tăng Ni phật tử…
![]() |
GS Lương Gia Tĩnh - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội |
GS Lương Gia Tĩnh - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết: “Xét về quy mô, chất lượng của các nghiên cứu, đây là hội thảo lớn nhất từ trước tới nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều đáng quý là hội thảo đã quy tụ đa dạng các tham luận nêu bật được những đóng góp to lớn của Ni sư Diệu Nhân và Ni giới trên toàn quốc”.
![]() |
Thượng tọa Thích Thanh Quyết trả lời câu hỏi của báo chí về Đại lễ tưởng niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch |
Tại buổi gặp mặt báo chí sáng 17/10, Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết thêm: “Việc một vị sư được nối dõi dòng thiền đã là vô cùng quý và ở Việt Nam chỉ duy nhất Ni sư Diệu Nhân là nữ giới được trao truyền Tâm ấn, nối dõi dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Đây là một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt những giá trị phi vật thể trong đó có bài kệ Thị Tịch mà Ni sư Diệu Nhân để lại mang ý nghĩa rất lớn về tư tưởng Phật học, về triết lý nhân sinh”.
Hiện nay, công tác tổ chức, phục vụ Đại lễ đang gấp rút chuẩn bị đúng kế hoạch để Đại lễ và Hội thảo khoa học diễn ra thành công.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững
