Tag

Đảm bảo nguồn cung, chất lượng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

An toàn thực phẩm 12/08/2024 16:45
aa
TTTĐ - Để đáp ứng nguồn cung hàng hóa cho người dân Thủ đô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô dịp cuối năm và Tết nguyên đán năm 2024.
Bình ổn thị trường hàng hoá để người dân yên tâm sắm Tết Siêu thị sẵn hàng hoá, mở cửa xuyên Tết phục vụ người dân Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

Hà Nội mới đáp ứng từ 20 - 70% nhu cầu

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế thăm quan, làm việc... nên nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội là rất lớn. Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh của Thủ đô cũng như các vùng, miền trong cả nước.

Thống kê của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng thiết yếu của thành phố Hà Nội trung bình mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 99,45 nghìn tấn gạo, thịt lợn khoảng 19,89 nghìn tấn, thịt bò khoảng 5.350 tấn, thịt gà khoảng 6,63 nghìn tấn, trứng gia cầm khoảng 132 triệu quả, thủy sản khoảng 19,2 nghìn tấn, rau củ khoảng 110,5 nghìn tấn… Nhu cầu trong các tháng dịp Tết tăng thêm tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, thịt, thủy sản, rau, củ quả trái cây, nông sản khô…

Với diện tích đất nông nghiệp khoảng 189 nghìn ha, chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên các sản phẩm hàng hóa thiết yếu Hà Nội tự sản xuất mới chỉ đáp ứng từ 20 - 70% nhu cầu. Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Vì vậy, để đáp ứng nguồn cung hàng hóa nông sản cho thị trường Hà Nội phải đảm bảo từ việc Hà Nội tự sản xuất, phân phối; từ các tỉnh, thành phố cung cấp và từ nguồn nhập khẩu.

Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội
Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đối với nguồn tự sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố đã gieo cấy lúa vụ Đông Xuân đạt 129.171 ha (đạt 98,87% so với cùng kỳ năm trước), ngô, lạc, đậu tương có diện tích tương đương năm 2023.

Từ giờ đến cuối năm, các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhiều như gạo, rau vẫn cơ bản đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có nguồn cung dồi dào một số sản phẩm trái cây như Bưởi Diễn, chuối, ổi…

Về chăn nuôi, đến nay cơ bản tương đối thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 128,6 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023, thịt trâu 1,1 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 83,3 nghìn tấn, tăng 3,5%; trứng gia cầm 1.455 triệu quả, tăng 4,1%; diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 22,6 nghìn ha chủ yếu là diện tích nuôi cá, tăng 2,5% so với năm 2023, ước tính sản lượng tăng khoảng hơn 3,6%.

Thành phố Hà Nội hiện có trên 70 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, trong đó có 13.739 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó có trên 1.600 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và 1.421 hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thực hiện sơ chế, chế biến, bảo quản để phục vụ tiêu dùng ở địa phương.

Chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu

Để đáp ứng nguồn cung hàng hóa cho người dân Thủ đô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô dịp cuối năm và Tết nguyên đán năm 2024.

Đồng thời duy trì, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với 159 chuỗi, khuyến khích hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất tốt như 58 mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao; 49 mô hình áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS); hỗ trợ các cơ sở xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiến tiến như VietGAP, HACCP, ISO 22000 nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Đối với nguồn cung từ việc kết nối tiêu thụ nguồn sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn từ các tỉnh, thành phố, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội cũng thường xuyên giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, Festival, tuần lễ, hội nghị kết nối, trưng bày giới thiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản đến các hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã tổ chức hơn 10 sự kiện giới thiệu nông sản an toàn, sản phẩm OCOP; tham gia Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền năm 2024, tham gia các hội chợ triển làm tại các tỉnh, thành phố…; phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân thành phố tổ chức diễn đàn, hội nghị kết nối sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh đảm bảo nguồn cung hàng hóa và chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Hà Nội cũng tập trung chỉ đạo các Chi cục chuyên ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức sản xuất, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất theo kế hoạch năm, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng; phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam An toàn thực phẩm

Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5 An toàn thực phẩm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Thủ đô Hà Nội thu hút rất đông lượt khách du lịch. Chính vì vậy, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch... nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng An toàn thực phẩm

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc.
Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao? An toàn thực phẩm

Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao?

TTTĐ - Nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai thậm chí uống nước cốt chanh "đậm đặc" để chữa nhiều bệnh, phòng ngừa ung thư... Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây là việc dùng nước cốt chanh sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, các loại bán thành phẩm đang được bảo quản trong kho không có thông tin rõ ràng (tên, ngày sản xuất…). Đoàn cũng phát hiện 6 loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng trong khu vực bếp.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Sáng 24/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty CP Thương mại quốc tế và xây dựng Anh Minh - cơ sở Bếp Lang Liêu (Địa chỉ: Số 7, ngõ 409 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả

TTTĐ - Đây là yêu cầu của đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả An toàn thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
An toàn từ những bếp ăn bán trú An toàn thực phẩm

An toàn từ những bếp ăn bán trú

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Xem thêm