Đào tạo nghề công tác xã hội cho người khiếm thị
|
Đây là chương trình thực hiện sự chỉ đạo của Cục Bảo trợ Xã hội- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội. Mục tiêu của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội đối với người khiếm thị và cộng đồng; thúc đẩy nhu cầu đào tạo nghề công tác xã hội cho người khiếm thị; tăng cường năng lực cán bộ, cải thiện chất lượng dịch vụ trợ giúp người khiếm thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
|
Toàn cảnh Hội thảo
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội. Đồng thời, thúc đẩy môi trường về chính sách, nguồn lực và dịch vụ, nhằm giúp cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Đối với người khiếm thị, công tác xã hội là một nghề rất gần gũi và thuận lợi trong quá trình tiếp thu và thực hiện các hoạt động của nghề; Đặc biệt, khi đào tạo cho người khiếm thị là tạo ra những nhân viên công tác xã hội là chính đối tượng “thân chủ” của nghề.
|
Các hội viên, người khuyết tật tham gia Hội thảo
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Trung Quyết- Chủ tịch Hội người mù Thành phố Hà Nội cho hay: Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu thực tiễn phát triển công tác Hội người mù trong giai đoạn mới, Trung tâm Dạy nghề- Hội người mù thành phố Hà Nội đã triển khai kế hoạch xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề công tác xã hội trình độ sơ cấp. Việc này nhằm mục đích chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hội viên đang tham gia làm công tác xã hội; nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội của Hội, cải thiện chất lượng đời sống người mù Hà Nội, góp phần thực hiện những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và Thành phố Hà Nội.
|
Các cá nhân, tập thể nhận khen thưởng tại chương trình
Trung tâm Dạy nghề của Hội đã được cấp phép đào tạo nghề công tác xã hội trình độ sơ cấp. Đây là tín hiệu vui đến với người khiếm thị Thủ đô. Từ sự cho phép đó, những người khiếm thị sẽ có thêm một nghề mới, mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.
“Công tác của Hội người mùa Thành phố Hà Nội những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, với người khiếm thị và cộng đồng thì nay với việc đào tạo nghề công tác xã hội, hoạt động của Hội lại có thêm điều kiện để trở nên chuyên nghiệp hơn và hứa hẹn đạt những kết quả xã hội sâu sắc, toàn diện hơn”, ông Quyết nói.
|
Diễn giả chia sẻ tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã báo cáo: Tình hình thực hiện các quy định dạy nghề, tạo việc làm với người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, giải pháp và nhu cầu đào tạo nghề công tác xã hội của người khiếm thị; Chương trình, giáo trình sơ cấp nghề công tác xã hội cho người khiếm thị…
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra Lễ ký giao kết đào tạo liên thông nghề công tác xã hội giữa trường cao đẳng nghề Hùng Vương và Trung tâm Dạy nghề Hội người mù Thành phố Hà Nội; công bố quyết định khen thưởng; thảo luận nhóm về chương trình dạy nghề công tác xã hội cho người khiếm thị…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đội CFIM giành Quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “I impACT”

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3
