Tag

Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng

Nhịp sống phương Nam 28/04/2025 14:00
aa
TTTĐ - Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có những gia đình đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9, nguyên Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hiện là cố vấn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh - là một điển hình tiêu biểu của truyền thống cha truyền con nối, kiên trung tận tụy vì Tổ quốc.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng
Các đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh trong sự kiện gặp mặt ngày 16/4 (ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)
Các đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh trong sự kiện gặp mặt ngày 16/4 (ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)

Đã 50 năm đất nước thống nhất, non sông thu về một mối nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn âm ỉ. Để bù đắp phần nào những hy sinh, mất mát đó, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ vẫn luôn được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta quan tâm.

Hạt giống cách mạng ươm mầm từ gia đình

Cái tên “Năm Lượng” tức Trung tướng Lưu Phước Lượng chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Ông từng trải qua các cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và góp mặt ở 2 mặt trận biên giới phía Bắc và Tây Nam, giữ nhiều vị trí chủ chốt trong Quân đội Nhân dân Việt Nam với hàng loạt danh hiệu cao quý.

Trung tướng Lưu Phước Lượng
Trung tướng Lưu Phước Lượng

Cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Lưu Phước Lượng có lẽ bắt nguồn từ truyền thống cách mạng của gia đình. Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, cả gia đình ông đều tham gia cách mạng và người dẫn lối đưa ông theo con đường ấy không ai khác đó chính là người cha của mình - Đại tá Lưu Phước Anh (bí danh Lê Bình).

Cha ông từng hoạt động ở chiến trường miền Đông từ năm 1945 - 1985, giữ các chức vụ như: Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Phước Thành, Chính ủy Trung đoàn tên lửa DKB, Chính ủy Bệnh viện K71A, Chính ủy Phòng Quân y Miền, Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu 7 và là tác giả của nhiều tác phẩm: “Bệnh viện đánh giặc”, “Tình khúc miền Đông”, “Bốn mùa nhớ lại”…

Còn mẹ ông ở lại vùng địch tạm chiếm làm cơ sở bí mật của ta. Các anh, chị, em đều tham gia kháng chiến. Có người trực tiếp cầm súng đánh giặc, có người phục vụ ở tuyến sau nhưng hầu hết đều trở thành những cán bộ cấp cao trong Quân đội.

Chị gái của Lưu Phước Lượng - Đại tá, bác sĩ Lưu Kim Hà là một trong những người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đặc biệt, người vợ thủy chung, son sắt của ông - Đại tá Mạc Phương Minh cũng là một nữ chiến sĩ từng kề vai, sát cánh bên nhau trong những năm tháng kháng chiến, từ đồng môn tại trường Văn hóa - Bộ Quốc phòng Lạng Sơn (năm 1974) đến đồng đội tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9…

Trung tướng Lưu Phước Lượng và vợ Mạc Phương Minh
Trung tướng Lưu Phước Lượng và vợ Mạc Phương Minh

Trong hồi ức “Dấu ấn cuộc đời”, Trung tướng Lưu Phước Lượng kể: “Năm 1965, khi vừa bước vào 17 tuổi, tôi rời thành phố Thủ Dầu Một vào vùng giải phóng Chánh Lưu (Nhà Đỏ) để tham gia cách mạng. Bấy giờ, cha tôi đang làm Chỉ huy trưởng một đơn vị quân giải phóng.

Đến rừng Long Nguyên, lần đầu tiên tôi nghe những âm thanh kỳ lạ như xay lúa trên bầu trời. Rồi cả một vùng rộng lớn rung chuyển như có ai bóc vỏ trái đất. Sau này tôi mới biết đó là máy bay B-52 ném bom rải thảm. Đó là trận thử lửa đầu tiên”.

Những ngày tháng đầu ở chiến khu, mặc dù đã có sự chuẩn bị về mặt tinh thần và tâm lý cho sự “lột xác” từ một cậu học sinh trở thành người chiến sĩ quân giải phóng, cộng với quyết tâm theo cha làm cách mạng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng sự thay đổi quá đột ngột về cuộc sống, lao động và sinh hoạt, cũng như việc tạo mối quan hệ trong hoàn cảnh mới đã làm cho ông có lúc se lòng, tự ti vì có gì đó chưa hòa nhập được với mọi người.

Ông kể: “Tôi nhớ, một hôm khi đang đào hào chiến cùng các anh trong tiểu đội, đồng chí Trung đội phó nêu cho tôi một câu hỏi “Cậu có hiểu cách mạng làm gì không?”. Lúc đó, tôi đớ người ra, hoàn toàn bất ngờ và không biết trả lời như thế nào. Sau đó, đồng chí ôn tồn, giải thích rằng: Cách mạng căn bản là lao động, vì vậy hãy gắng sức lao động (đào hầm, tải gạo…) cùng với anh em”.

Tướng Lượng cho biết, đến tận bây giờ, ông vẫn không thể giải đáp được thỏa đáng lời giải thích này. Tuy nhiên, sau thời gian thực tập làm “lính” tại cơ quan Tỉnh đội Phước Thành, dù không trực tiếp chiến đấu nhưng đã giúp ông cảm nhận được sự ác liệt của chiến tranh và hy sinh. Điều này vô cùng bổ ích cho ông trong chiến đấu sau này.

Thử thách và trưởng thành

Theo hồi ức của Trung tướng Lưu Phước Lượng: Năm 1966, sau khi tỉnh Phước Thành (tỉnh cũ) hoàn thành sứ mệnh lịch sử, cha ông được điều động về Miền và được bổ nhiệm làm Chính ủy của một đơn vị tên lửa đầu tiên trên chiến trường miền Nam. Cùng lúc đó, ông cũng được cử đi học sửa chữa và lắp máy thông tin quân sự ở Phòng Thông tin Miền.

Cuối năm 1966, ông về đơn vị mới - xưởng sửa chữa và lắp ráp máy thông tin (phiên hiệu là S3) thuộc Phòng Thông tin Miền. Đây là đơn vị huấn luyện, đào tạo những học viên được chiêu sinh từ các đơn vị khác nhau của chiến trường B2 (Nam Bộ và Khu 6).

Tuy đến trường để học tập nhưng ông cảm nhận được sẽ có những trận đánh ác liệt diễn ra ở khu vực này. Điều này ít nhiều, bản thân ông đã nhận biết được trong suốt quá trình đi về đơn vị mới, đặc biệt khi vượt qua khu vực Chiến khu Dương Minh Châu (vùng Bắc, Đông Bắc tỉnh Tây Ninh) với những dấu vết của bom đạn, các trận địa dã chiến mà cuộc hành quân trước đó của Lữ đoàn 196 của Mỹ để lại.

Ông hồi tưởng nhớ lại không khí chuẩn bị cho chiến đấu, với các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện quân sự (gài, gỡ mìn, bắn súng, bắn máy bay, phối hợp và hiệp đồng các tổ trong chiến đấu…) đã làm cho ông thực sự thích nghi, hòa quyện với quyết tâm và ý chí chiến đấu giết giặc lập công của cả cơ quan và đơn vị. Ông tự nhủ, phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để chiến đấu lập công ngay trong trận chiến ác liệt này.

Trong trận chiến ngày 3/3/967, tiểu đội của ông đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 30 tên địch, 3 đồng chí được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Ông Lưu Phước Lượng cũng vinh dự nhận được danh hiệu này.

Trung tướng Lưu Phước Lượng với các thương binh, bệnh binh trong một cuộc gặp gỡ
Trung tướng Lưu Phước Lượng với các thương binh, bệnh binh trong một cuộc gặp gỡ

Tuy nhiên, để nói dấu ấn sâu sắc nhất về cuộc đời của Trung tướng Lưu Phước Lượng có lẽ là tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đây là giai đoạn khốc liệt nhất mà ông từng trải.

Ông cho biết, có những giai đoạn ta và địch giao tranh ác liệt, hai bên giành đi chiếm lại từng căn nhà, từng khu phố. Bi xót xa hơn hết là chứng kiến cảnh đồng đội mình ngã xuống và chính ông là người trực tiếp chôn hai vị thủ trưởng của mình là Trung đoàn trưởng Trần Quang Vinh và Chính ủy Trung đoàn Lê Hoàng Phái.

Trong cuộc chiến này, ông tự cảm thấy mình là người may mắn, thoát chết nhờ Nhân dân chở che để trở về tiếp tục chiến đấu (chủ nhà mà ông gọi là “má Hai Cây Thị”, sau đó mới biết chính là chị gái của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).

Tiếp tục phục vụ sau ngày đất nước thống nhất

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Lưu Phước Lượng tiếp tục công tác trong quân ngũ và giữ nhiều vị trí quan trọng như: Phó Sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 5; Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4, rồi đến Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9; Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ...

Chính những ngày tháng sau này khi trực tiếp tham gia chiến đấu ở cả 2 mặt trận biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc mới tôi luyện nên con người Lưu Phước Lượng cứng cỏi, bản lĩnh, kiên cường như hiện nay.

Theo tướng Lượng, những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia (1979 - 1989) là giai đoạn đầy gian khổ và hy sinh. Bộ đội ta bị thương nhiều bởi loại mìn mới mà Pol Pot sử dụng. Dù bất cứ ở hoàn cảnh nào thì tình đồng đội, đồng chí vẫn luôn bền chặt và câu chuyện nhường máy bay trực thăng để cứu thương binh là một điển hình.

Ông kể: “Một hôm, Tư lệnh chiến dịch khu vực biên giới (do Mặt trận 979 phụ trách) được lệnh của “Tổng hành dinh” phải về họp gấp. Lúc đó, tôi đang là trợ lý của Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Thới Bưng, đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cùng Tư lệnh ra máy bay trực thăng về cho kịp cuộc họp.

Cùng lúc ấy, một xe chở thương binh ập tới. Nhìn các chiến sĩ của mình, hầu hết còn rất trẻ, đều ở tuổi 20 tuổi, người mất đôi chân, người mất hai cánh tay, có người mất cả đôi mắt... Tư lệnh nói với tôi điện về báo cáo đồng chí Sáu Nam (đồng chí Lê Đức Anh) không về kịp, do phải nhường máy bay để chở thương binh về tuyến sau. Tôi vừa viết điện vừa khóc. Khóc vì nghĩa cử, tình cảm tướng sĩ của Tư lệnh với thương binh. Khóc vì thương đồng đội, những thương binh đang cận kề cái chết khi vết thương trên thân thể họ đang hoại tử”, tướng Lượng nhớ lại.

Năm 2004, ông được phong quân hàm Trung tướng như một sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp lớn lao của ông trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Quân đội giao phó, tướng Lượng trở về cuộc sống đời thường. Ông từ chối tham gia các tổ chức chính trị - xã hội khác, mà chỉ tham gia công việc tri ân liệt sĩ, chia sẻ những mất mát với các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng như một thời Tư lệnh Nguyễn Thới Bưng, vị thủ trưởng đáng kính của ông từng làm.

Chính vì lẽ đó, nhiều năm qua trong vai trò “cố vấn cấp cao” cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và làm Trưởng Ban liên lạc truyền thống Sư đoàn 5 tại TP Hồ Chí Minh, ông cùng các thành viên đã vận động, xây dựng được nhiều công trình có ý nghĩa như: Nhà tưởng niệm, bia tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ, nhà tình nghĩa cho các gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Long An và các tỉnh miền Tây Nam Bộ; tìm kiếm được hàng nghìn mộ liệt sĩ…

Ngoài ra, ông còn vận động các doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc họp mặt thương binh nặng với số tiền hàng tỷ đồng ngoài chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước. Đó cũng là cơ sở để UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Công văn 5133 ngày 4/9/2024 kêu gọi toàn xã hội, trước mắt là các doanh nghiệp Nhà nước ủng hộ tối thiểu 5 thương binh, mỗi thương binh tối thiểu 2 triệu đồng/tháng, thời gian đến hết năm 2030.

Theo đánh giá của nhiều người, Trung tướng Lưu Phước Lượng là hiện thân của một thế hệ chiến sĩ trưởng thành trong lửa đạn, được nuôi dưỡng ý chí bởi tinh thần cách mạng của người cha và truyền thống gia đình.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông là minh chứng sống động cho câu nói: “Con đường cách mạng là con đường của ý chí, lòng trung thành và đức hy sinh”. Như chính ông từng chia sẻ trong một cuộc gặp mặt cựu chiến binh: “Cha tôi đã sống và chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc. Tôi chỉ đơn giản là tiếp bước con đường ấy, bằng tất cả lòng tin và trách nhiệm của một người lính”.

Trong mắt đồng đội, Trung tướng Lưu Phước Lượng không chỉ là người lính dũng cảm mà còn là người con trung hiếu, người đã kế tục và phát huy truyền thống của một gia đình cách mạng tiêu biểu trong lịch sử hiện đại Việt Nam.

Như Đại tá, Nhà báo Trần Thế Tuyển - nguyên Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh từng khẳng định: Với Trung tướng Lưu Phước Lượng, dù đã rời xa chiến trường để trở về với cuộc sống đời thường nhưng trong con người ông chưa lúc nào nguôi nghỉ ý chí giúp đỡ đồng bào, đồng đội, vẫn luôn miệt mài cho hoạt động tìm kiếm hài cốt đồng đội và hỗ trợ gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, coi đó như một sự tri ân.

Đọc thêm

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân... Muôn mặt cuộc sống

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TTTĐ - Dưới cái nắng oi ả của TP Hồ Chí Minh, hàng vạn người vẫn sẵn sàng chờ đợi, hò reo khi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Họ rạng rỡ, tươi cười, cùng hát vang những ca khúc độc lập... Dường như, các đoàn quân đang bước đi trong lòng Nhân dân.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh Muôn mặt cuộc sống

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ Nhịp sống phương Nam

Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ

TTTĐ - Ngay sau Lễ khai mạc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/19745 - 30/4/2025), 10 trực thăng Mi-8, Mi-171, Mi-17, cùng dàn tiêm kích Yak-130 và Su 30-MK2 đã có màn trình diễn đẹp mắt trong ngày đại lễ, thu hút hàng vạn người dân và du khách đón xem.
Sức mạnh và tầm vóc thời đại Tiêu điểm

Sức mạnh và tầm vóc thời đại

TTTĐ - Sáng nay (30/4), TP Hồ Chí Minh chính thức diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Chương trình diễn ra với không khí hào hùng, trang trọng, thể hiện sức mạnh và tầm vóc mang tính thời đại trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

TTTĐ - Dù trong thời chiến hay ở thời bình, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vẫn luôn phát huy tốt vai trò xung kích, sẵn sàng xông pha, đi đầu trên mọi mặt trận, đáp lời mỗi khi tổ quốc cần đến.
TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển

TTTĐ - Từ một đô thị đổ nát sau chiến tranh, TP Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình 50 năm không ngừng đổi mới, vượt qua khó khăn để khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - tài chính đầu tàu của cả nước. Trong hành trình ấy, TP luôn tiên phong cải cách, mạnh dạn “xé rào”, mở đường cho những mô hình đột phá, trở thành hình mẫu năng động, sáng tạo trong công cuộc phát triển đất nước.
Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng Nhịp sống phương Nam

Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng

TTTĐ - Sáng nay (30/4), loạt đại bác đã đồng loạt rền vang tại bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, chính thức khai mạc Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm