Dạy học qua truyền hình: Giáo viên tự tin, học sinh hứng thú
![]() |
Cô Quang Thị Hoàn - giáo viên Tiếng Anh trường THCS Đống Đa (Hà Nội) dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9
Bài liên quan
Hà Nội phát sóng chương trình học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12
TP HCM: Học sinh lớp 12 tiếp tục được nghỉ đến 15/3
Hoa khôi FTU Nguyễn Hà My tài sắc vẹn toàn
Apax Leaders tung giải pháp học ESL online miễn phí mùa dịch
Nhiều địa phương điều chỉnh lịch nghỉ học phòng dịch Covid-19
Tiếp cận hình thức học mới này trong điều kiện dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đang diễn biến phức tạp, đa số học sinh bày tỏ sự hào hứng, giáo viên trong tâm thế chuẩn bị sẵn sàng, phụ huynh yên tâm…
![]() |
Lịch học qua truyền hình của học sinh lớp 9 và 12 ở Hà Nội |
Hứng thú với cách học mới
Hơn một tháng các con nghỉ học phòng dịch Covid-19, chị Mai Lan (ở Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) rất lo lắng khi năm nay con trai chị đứng trước kỳ thi quan trọng - thi tuyển sinh vào lớp 10.
“Theo như kế hoạch tuyển sinh của thành phố, năm nay chỉ có khoảng 62% học sinh sẽ được học tại các trường trung học phổ thông công lập. Bởi vậy, gia đình tôi rất lo khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc nghỉ học dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến thái độ học tập, chuẩn bị kiến thức cho con trước kỳ thi quan trọng”, chị Mai Lan bày tỏ.
Chính vì vậy, giải pháp học qua truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 được Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra lúc này giúp chị và gia đình phần nào yên tâm hơn.
Sát sao với việc học của con, sáng 9/3, chị Mai Lan đã dành thời gian ở nhà để cùng con theo dõi giờ giảng môn Anh văn để từ đó định hướng việc học cho con. Chị Lan chia sẻ: “Vì là bài học qua truyền hình đầu tiên nên sáng nay các cháu chủ yếu tập trung ôn lại kiến thức cũ. Hạn chế là các cháu không được tương tác trực tiếp với giáo viên nhưng tôi thấy cô giáo giảng khá rõ ràng, mạch lạc. Nếu các cháu thật sự học tập nghiêm túc, được phụ huynh giám sát thì việc học phát huy hiệu quả”.
Đánh giá giải pháp học qua truyền hình là giải pháp kịp thời, đáp ứng yêu cầu dạy và học (lớp 9 và 12) trong thời gian phòng chống dịch, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn chia sẻ: “Sẽ có những khó khăn nhất định của phương pháp học này, ví dụ như học sinh chưa hình thành thói quen, tương tác thầy trò chưa có. Chúng ta cứ tưởng tượng, một mình ngồi trước truyền hình, phải tập trung cho việc học... (khác với ngồi xem) trong thời gian dài. Để hiệu quả chắc phải có thời gian, trước mắt, tôi thấy cha mẹ học sinh cũng yên lòng khi có thêm kênh học tập cho học sinh, học sinh cũng thích thú với phương pháp học mới”.
Nỗ lực cải thiện qua từng bài giảng
Là thạc sĩ tiếng Anh loại xuất sắc, cựu thủ khoa sư phạm trường Đại học Thủ đô, cô Quang Thị Hoàn (giáo viên môn Tiếng Anh, trường THCS Đống Đa, Hà Nội) đã có buổi lên lớp qua truyền hình đầu tiên với các em học sinh lớp 9.
Cô chia sẻ: “Khác biệt lớn nhất của việc dạy qua truyền hình so với dạy học truyền thống là lớp học không có học sinh. Giáo viên là người độc thoại. Vì vậy, chúng tôi phải soạn giáo án rất kỹ để không có thời gian “chết”, bài giảng cũng phải chi tiết, tỉ mỉ hơn để học sinh dễ dàng theo dõi”.
Tự tin với những kiến thức, kỹ năng sư phạm, cô giáo trẻ nhận định việc học qua truyền hình là vô cùng quan trọng và cần thiết với các em học sinh cuối cấp trong thời điểm hiện tại.
Cô Hoàn cho biết, ngay sau buổi phát sóng đầu tiên, cô đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học sinh và phụ huynh. Đa số các em học sinh thể hiện sự phấn khởi, hào hứng với phương pháp học mới. Bên cạnh đó có một số phụ huynh chia sẻ sự lo lắng về tiến độ bài học ở các lớp, các trường khác nhau.
Giải đáp lo lắng này, cô Hoàn nói: “Trong chương trình học, các giáo viên ở nhà trường nào cũng đều phải tuân thủ theo kế hoạch dạy học, vì vậy không có chuyện học sinh lớp này học nhanh, lớp kia bị học chậm. Bài ghi hình đầu tiên chúng tôi tập trung ôn lại kiến thức cho học sinh, từ buổi sau sẽ là giảng bài mới. Cuối mỗi bài học, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đều có lưu lại bài giảng trên website, youtube để học sinh và phụ huynh tiện theo dõi lại. Đồng thời, cô giáo cũng sẽ có phiếu bài tập đính kèm bài giảng cho các con”.
Cô Hoàn cũng cho biết, bài giảng đầu tiên cô còn nhận thấy có những điều hạn chế như giảng nhanh. "Tôi sẽ khắc phục nhược điểm này, giảng chậm lại để các em dễ theo dõi, đưa ra nhiều ví dụ minh họa để tương tác với học sinh tốt hơn", cô giáo trẻ chia sẻ.
Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để chuẩn bị kế hoạch dạy học trên kênh truyền hình HTV1, HTV2 trong thời gian học sinh tiếp tục nghỉ học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 50 cán bộ, giáo viên các trường THCS, THPT khẩn trương xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng bảo đảm các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình giáo dục hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Đồng thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội để ghi hình, chuẩn bị cho việc phát sóng từ ngày 9/3.
Đây là các bài giảng mới, được xây dựng tiếp nối với các bài học mà các em đã học trước khi nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
“Trước mắt, chúng tôi ưu tiên xây dựng các bài giảng trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 nhằm giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021 và kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở GD&ĐT Hà Nội có thể sẽ tiếp tục xây dựng bài giảng để triển khai dạy học trên truyền hình đối với học sinh các khối lớp khác”.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giao phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, các nhà trường và giáo viên các bộ môn có hình thức nhắc nhở, động viên và hỗ trợ tích cực cho học sinh trong quá trình học tập.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London
