Tag

Đẩy mạnh công tác đối ngoại Nhân dân, tạo môi trường để Hà Nội hội nhập sâu rộng

Tin tức 04/06/2021 14:03
aa
TTTĐ - Sáng 4/6, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tọa đàm “Công tác đối ngoại Nhân dân nhìn lại chặng đường 10 năm qua - Tầm nhìn cho giai đoạn tới”. Tọa đàm được kết nối trực tiếp từ điểm cầu Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tới 14 điểm cầu địa phương.
Tiếp tục đổi mới hoạt động đối ngoại Nhân dân Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân

Phát biểu tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Trong những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tăng cường các hoạt động phối hợp, chủ động tổ chức các hoạt động đối ngoại Nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn trình bày tham luận tại buổi Tọa đàm
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn trình bày tham luận tại buổi tọa đàm

Trong đó, MTTQ TP đã nghiêm túc tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, Thông tri số 04-TT/TU ngày 3/11/2011 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân ở thành phố Hà Nội trong tình hình mới tới Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài; Tăng cường các hoạt động phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố thông qua hoạt động của các chi hội hữu nghị với các nước tuyên truyền vận động, quảng bá hình ảnh Việt Nam; Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài để tập hợp đề xuất kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với thực tiễn; Phối hợp với Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thành lập các chi hội hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đến nay, tại một số quận, huyện, thị xã như: Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Sơn Tây … đã thành lập được các chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Hungari, Việt Nam - Tây Ban Nha.

Bên cạnh việc củng cố, tăng cường quan hệ với các tổ chức và Nhân dân các nước trong khu vực, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP cũng tăng cường, mở rộng công tác đối ngoại với các tổ chức tương đồng và Nhân dân với một số nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Séc...

Giai đoạn năm 2013- 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã triển khai ký kết 3 bản ghi nhớ hợp tác với: Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước Thủ đô Viêng Chăn, Chính hiệp thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc (tháng 3 năm 2017) và Chính hiệp thành phố Thượng Hải, Trung Quốc (tháng 5/ 2018).

Bên cạnh đó, MTTQ TP và các tổ chức thành viên đã làm tốt vai trò cầu nối đối với hoạt động nhân đạo, từ thiện, vận động kiều bào hướng về quê hương ủng hộ xây dựng đất nước điển hình trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19. Thông qua đại sứ quán Nga, Pháp, Mỹ , thành phố đã chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch; Tặng khẩu trang y tế cho Chính phủ và Nhân dân các nước.

“Có thể khẳng định: MTTQ các cấp TP đã chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên để tổ chức các hoạt động đối ngoại gắn với việc thúc đẩy các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô trong 10 năm qua", đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội
Các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, trong việc thực hiện công tác đối ngoại Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng vị thế của Thủ đô; Đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách về công tác này từ TP đến cơ sở chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản; Công tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức đoàn thể nhân dân, đặc biệt là tổ chức chính trị - xã hội chưa thường xuyên, chặt chẽ.

Để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân trong giai đoạn mới, Hà Nội sẽ tục quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng, triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Coi trọng và phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa MTTQ TP với Mặt trận và các tổ chức tương đồng của các nước láng giềng và trong khu vực ASEAN.

Cùng với đó, thành phố phát huy lợi thế vị trí của Thủ đô, căn cứ đặc điểm điều kiện thực tế của các đơn vị để xây dựng chương trình hoạt động, chủ động tổ chức các hoạt động đối ngoại Nhân dân có trọng tâm, trọng điểm, có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị; Góp phần tạo môi trường lành mạnh hấp dẫn để Thủ đô Hà Nội hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế.

MTTQ TP cũng sẽ phối hợp với các tổ chức thành viên, Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị TP, hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thành tựu phát triển kinh tế của Thủ đô với kiều bào nước ngoài; Phát huy thế mạnh của MTTQ và các tổ chức thành viên trong tổ chức các sự kiện để tăng cường các hoạt động, giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động, văn hóa thể thao; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để liên kết, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng bá.

Tại buổi tọa đàm, MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quan tâm hơn nữa trong tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức, kỹ năng, các nội dung liên quan công tác đối ngoại nói chung, công tác đối ngoại Nhân dân nói riêng để đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại trong giai đoạn mới.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần tăng cường thông tin về tình hình người Việt Nam ở nước ngoài và có hoạt động dẫn dắt để kết nối hoạt động đối ngoại giữa Mặt trận các Tỉnh, thành phố và kiều bào ở nước ngoài…

Đọc thêm

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn Tin tức

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Xem thêm