Đề xuất điều chỉnh lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt, duy trì ổn định nền kinh tế
Hội thảo tập trung vào đánh giá tác động của lộ trình tăng thuế TTĐB, cũng như đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp để vừa đảm bảo mục tiêu giảm tiêu dùng, vừa duy trì sự ổn định cho nền kinh tế và nguồn thu ngân sách.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn chia sẻ: “Đây là cơ hội để các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cung cấp thông tin cụ thể, đa chiều và cùng phân tích tới các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan để từ đó góp phần xây dựng chính sách thuế TTĐB phù hợp với thực tiễn.
Đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý Nhà nước, để các giải pháp, hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành tới các doanh nghiệp, người dân đi vào thực chất; tối ưu các giải pháp giúp thúc đẩy các động lực tăng trưởng từ các thể chế, trong đó có chính sách thuế TTĐB".
![]() |
Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn chia sẻ tại hội thảo |
Thảo luận tại hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững…
Trong khi đó, cả 2 phương án tăng thuế TTĐB trong Dự thảo Luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại lớn về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước, đi ngược lại với kỳ vọng tăng trưởng 8% trong năm 2025 và tăng trưởng hai chữ số từ năm 2026 của Chính phủ.
Trong đó, liên quan đến mặt hàng thuốc lá, phương án 2 của Dự thảo được đánh giá là mức tăng sốc, khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra “sốc giá” đối với người tiêu dùng và vô tình đẩy họ đến thuốc lá lậu.
![]() |
Ông Nguyễn Chí Nhân - Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Xét về khía cạnh kinh tế, Ông Nguyễn Chí Nhân - Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) khẳng định, trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số. “Nếu Luật thuế TTĐB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội (đều là các doanh nghiệp Nhà nước) không những không hoàn thành mục tiêu mà còn có khả năng rất cao đóng cửa ngừng sản xuất và gây ảnh hưởng đến toàn chuỗi giá trị, kể cả người nông dân trồng thuốc lá”, ông Nhân nhấn mạnh.
Theo bà Vũ Lan Hương – PGĐ Cty Thuốc lá Thăng Long, sản phẩm thuốc lá lậu tại Việt Nam được bày bán công khai và có lợi thế về giá cả so với thuốc lá hợp pháp, đặc biệt là giá thuốc lá hợp pháp sau khi tăng đột ngột theo Phương án 2. Nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.
Đối với ngành hàng thuốc lá, để tạo điều kiện cho ngành thuốc lá thực hiện nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi hai năm kể từ năm 2026 và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030. Đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Phân tích các khía cạnh về mục tiêu của sắc thuế TTĐB, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, mục tiêu chính khi sửa đổi thuế TTĐB là điều chỉnh hành vi người tiêu dùng và sức khỏe. Tuy nhiên, đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá nếu chỉ áp thuế sẽ không giảm được lượng tiêu dùng, vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Trong khi, Nghị định 100/168 đã làm giảm tiêu dùng mặt hàng này.
“Cần xem xét các biện pháp khác, không phải chỉ tăng thuế cũng là lập luận rất hợp lý. Trước khi đề xuất thuế, cần nghiên cứu thật sâu sắc hơn trên các yêu tố về tính cân bằng, tác động ngân sách, tiêu dùng, lao động. Cùng với đó cũng cần cân nhắc thêm về hiệu lực, hiệu quả và công bằng của sắc thuế. Ban soạn thảo có thể đưa ra nhiều phương án tăng thuế từ những kiến nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội, trong đó là phương án giãn thuế là rất hợp lý”, ông Thành gợi mở.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông”

Du khách phấn khích check-in với quầy buffet thời bao cấp tại Ba Na Hills

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông

SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero

Bình Điền ra mắt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới

MobiFone huy động hàng nghìn nhân sự, đảm bảo mạng lưới phục vụ đại lễ 30/4

Lợi nhuận trước thuế của ABBANK tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ
