“Đi thật xa” trở về cống hiến
Để nhà khoa học trẻ cống hiến nhiều hơn cho đất nước... Tuổi trẻ Hoàng Mai tiếp bước truyền thống, cống hiến sức trẻ Tăng cường kỷ cương, khơi dậy tinh thần cống hiến của cán bộ |
Mở rộng “vòng tròn” xã hội
Chàng trai Hà thành Trần Ngọc Anh cảm thấy may mắn khi từ nhỏ đã được cha mẹ định hướng học tập tại các ngôi trường có bề dày thành tích của Thủ đô như: Tiểu học Kim Liên, THCS Ngô Sĩ Liên và THPT Kim Liên. Trong suốt quá trình học tập, anh luôn nỗ lực, đạt thành tích cao: 12 năm là học sinh giỏi, giành giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố.
Trước ngưỡng cửa chọn lựa trường đại học, Trần Ngọc Anh đã thi vào Học viện Ngân hàng. Anh kể, lí do theo đuổi ngành Tài chính - Ngân hàng là một câu chuyện. “Hồi mình học tiểu học, một lần bố lỗi hẹn không đưa mình đi chơi công viên được, vì có việc đột xuất. Bố nói phải đi kiếm tiền về mua thức ăn cho con.
![]() |
Anh Trần Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Mở Hà Nội |
Lúc ấy, mình tự hỏi tiền chỉ là tờ giấy, sao người ta lại nhận và đưa hàng hoá cho nhau. Rồi đến khi là học sinh trung học, mình thắc mắc không hiểu sao gửi tiền vào ngân hàng lại được trả thêm tiền…”, anh nói.
Từ đó, chàng trai trẻ hứng thú với sự vận động của dòng tiền, sự vận hành của nền kinh tế, nên đã chọn theo học ngành Tài chính - Ngân hàng ở bậc đại học. Sau này, muốn trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành và vươn mình xa hơn, anh đã đi học thạc sĩ ở Monash University tại thành phố Melbourne của Úc. Đây là ngôi trường top 42 của thế giới với xếp hạng khối ngành kinh doanh, kinh tế xếp thứ 17. Hơn 2 năm học tập ở đây, chàng trai trẻ được trải nghiệm nền văn hoá mới, mở rộng “vòng tròn” xã hội, thêm những người bạn bản địa và từ các châu lục trên thế giới.
![]() |
Anh Trần Ngọc Anh là giảng viên khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Mở Hà Nội |
Chia sẻ lý do theo ngành sư phạm và chọn về công tác tại trường Đại học Mở Hà Nội, Trần Ngọc Anh cho biết, khi lên đại học, với những kiến thức được thầy, cô truyền đạt và tự nghiên cứu, anh đã hiểu sâu về cách vận động của nền kinh tế và dòng tiền. Kiến thức như ngọn đuốc khai sáng những câu hỏi, thắc mắc của chàng trai 9X khi ấy. Đồng thời, anh cũng quyết định lựa chọn trở thành giảng viên để có cơ hội nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực mà mình yêu thích.
“Lần đầu tiên, mình nghe đến tên trường Đại học Mở Hà Nội là vào năm 2006. Mình tự hỏi chữ “Mở” có nghĩa là gì, sao tên trường nghe mới mẻ thế. Lúc ấy, mình cất thắc mắc đi và tập trung ôn tập thi cấp 3, cũng chưa nghĩa đến thi đại học. Rồi kí ức về chữ “Mở” trở lại khi mình tìm hiểu các trường đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng để nộp đơn ứng tuyển làm giảng viên. Sau từng ấy năm cất câu hỏi tên trường là “Mở” mang ý nghĩa gì đã đến lúc có lời giải đáp”, anh cho hay.
![]() |
Theo chàng trai trẻ, chúng ta cần sống có khát vọng, biết mình cần gì, muốn trở thành ai, đóng góp và cống hiến gì cho xã hội |
Nhắn gửi hai từ “khát vọng”
Theo Trần Ngọc Anh, là một cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ toàn diện, trường Đại học Mở Hà Nội có sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người”. Tại ngôi trường này, người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình kiến tạo tri thức. Trường được biết đến với văn hóa giàu tính nhân văn, cùng triết lý đào tạo “Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai”.
Hiện tại, anh Trần Ngọc Anh là giảng viên khoa Tài chính - Ngân hàng, đảm nhận giảng dạy các môn học như Tài chính quốc tế và Kinh tế vĩ mô. Không chỉ có kiến thức chuyên ngành mà chàng giảng viên 9X luôn trau dồi nhiều kiến thức kĩ năng khác.
![]() |
Giảng viên trẻ luôn năng động trong các hoạt động |
Chính vì muốn bản thân được hoàn thiện, trường thành và dạn dĩ hơn, anh lựa chọn kiêm nhiệm công tác Đoàn - Hội, với ngọn lửa say mê cống hiến. Càng làm công tác này, anh càng say mê. Ban đầu, Trần Ngọc Anh là Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Tài chính - Ngân hàng. Sau đó, anh được kiện toàn vào Ban Chấp hành Đoàn trường, rồi Ban Thường vụ Đoàn trường; đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Mở Hà Nội và Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội.
Chàng thủ lĩnh sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội bày tỏ: “Được tham gia công tác Đoàn - Hội, mình khám phá được nhiều khả năng tiềm ẩn của bản thân như nói trước công chúng, nhảy, đặc biệt là tự tin hơn rất nhiều và có khả năng làm chủ sân khấu. Công tác Đoàn - Hội cần đầu tư thời gian, công sức, có lúc cảm thấy mệt nhưng những giá trị các chương trình, sự kiện mà mình chung tay cùng mọi người tổ chức có ý nghĩa thiết thực cho sinh viên, nhà trường và xã hội lại thôi thúc mình cố gắng hơn nữa”.
![]() |
Hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng luôn được Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội quan tâm |
Năm 2024 đã đến, trong thời điểm khởi đầu mới mẻ, giảng viên trẻ Trần Ngọc Anh nhắn gửi đến các bạn sinh viên hai từ “khát vọng”. Theo anh, chúng ta cần sống có khát vọng, biết mình cần gì, muốn trở thành ai, đóng góp và cống hiến gì cho xã hội.
“Sinh viên Việt Nam cần tự tin hội nhập, vững bản bản sắc trong tim. Khi đã vững bản sắc rồi, chúng ta biết bản thân đang ở đâu, là ai và luôn luôn tự hào với màu da vàng, máu đỏ trong tim, chắc chắn chúng ta sẽ tự tin tiến bước ở mọi mặt trận: Học tập, khởi nghiệp, văn hoá - thể thao… không thua kém gì bạn bè quốc tế”, anh Trần Ngọc Anh nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025

Phát động Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu 2025

Người trẻ “update” ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

Tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm chiến thắng 30/4

Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Kể chuyện về tình yêu Tổ quốc qua những tà áo dài

Giới trẻ hào hứng đón chào 50 năm ngày Giải phóng
